Nhân viên cây xăng bơm láo bị phạt thế nào?

bởi
Gần đây, thông tin về 1 trạm xăng tại Hà Nội đã có hành vi “móc túi” khách hàng bằng cách bơm xăng không đúng với giá trị tiền của khách. Xét về đạo đức mua bán, đây là hành vi gian lận trong kinh doanh đáng chê trách. Xét về mặt pháp lý, hành vi này đã cấu thành nên tội lừa dối khách hàng. Điều đang được dư luận bận tâm là, những nhân viên cây xăng này sẽ phải chịu trách nhiệm gì?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Thế nào là lừa dối khách hàng?

Xăng dầu là một ngành kinh doanh nhạy cảm vì đối tượng là hàng hóa phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Nói đến lừa dối, thì chúng ta có thể dễ hình dung đến những hành vi lừa gạt, làm sai sự thật, nói sai thông tin… Còn đối với tội Lừa dối khách hàng, nó lại là hành vi do người bán thực hiện việc cân, đo, đong đếm, đánh tráo, tính sai trong việc mua bán. Như vậy có nghĩa là, tội lừa dối khách hàng sử dụng những hành vi gian lận nhằm lừa dối chính khách hàng của mình nhằm chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực mua bán hàng hóa được quy định cụ thể tại Điều 198 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung:

1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

Như vậy, theo như báo chí và những clip ghi lại được, nhân viên cây xăng đã có hành vi “cân, đong xăng” một đằng nhưng lấy tiền một nẻo. Số tiền hiện trên máy tính tự động có khi chỉ 35 nghìn nhưng những nhân viên này vẫn thản nhiên thu của khách hàng tròn trĩnh 50 nghìn. Đặc biệt là hành vi này đã diễn ra rất lâu và kéo dài. Việc thu lợi bất chính từ hành vi này là một con số rất lớn khi đó lại là ngành kinh doanh xăng dầu. Bằng hành vi này, các nhân viên này đã đủ dấu hiệu cấu thành nên tội Lừa dối khách hàng được quy định tại Điều 198 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung.

2. Nhân viên cây xăng có thể xử phạt đến 5 năm tù

Mức xử phạt đối với tội danh này phụ thuộc vào giá trị số tiền chiếm đoạt được cũng như các tình tiết có tính tổ chức, nguy hiểm. Cụ thể tại Điều 198 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung.

1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy khi đã bị phạt hành chính hoặc thu lợi từ bất chính từ 5 triệu trở lên là nhân viên cây xăng có hành vi lừa dối khách hàng có thể bị phạt tù lên đến 5 năm. Theo những ghi nhận của phóng viên thì nhân viên cây xăng có những hành vi gian dối, trong 30 phút đã phục vụ tới 10 lượt khách với số tiền gian dối mỗi lần tới hàng chục nghìn. Nếu có đủ căn cứ thì hoàn toàn có thể đủ yếu tố cấu thành tội danh và khởi tố hình sự.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn !

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Nhân viên cây xăng bơm láo bị phạt thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm