Những đặc quyền của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam

bởi

Phụ nữ là nhóm đông đảo nhất trong các nhóm người có nguy cơ cao bị tổn thương về quyền con người. Để đấu tranh đạt được những thành quả hiện nay cho người phụ nữ là một quá trình dài với bao khó khăn, cả về trong nhận thức lẫn quy định của pháp luật. Dưới góc độ bài viết này chúng tôi xin tổng hợp một số quy định mang tính đặc thù dành cho phụ nữ trong pháp luật Việt Nam hiện nay.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Quá trình thay đổi nhận thức về quyền phụ nữ trong lịch sử.

Trải qua từng giai đoạn lịch sử, vai trò của người phụ nữ trong đời sống có sự thay đổi và ngày càng được quan tâm hơn. Nếu trước đây do ảnh hưởng của chế độ phong kiến lạc hậu và tư tưởng Nho giáo có phần khắc nghiệt thì người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội phải chịu những thiệt thòi và bất công. Không được không có chồng mà có con, không được lẳng lơ, không được có nhiều hôn phu, ngoại tình …… sẽ chịu những hình phạt vô cùng tàn khốc. Ngoài ra trong lễ giáo thì vai trò của người phụ nữ cũng bị xem nhẹ hơn so với người nam giới trong gia đình. 

Số phận hẩm hiu là thế nhưng giờ đó chỉ còn là một phần của lịch sử. Hiện nay đời sống có bước phát triển, vai trò của người phụ nữ dần được thay đổi theo hướng tích cực, từ đó nhận thức của xã hội cũng dần nâng lên. Điều này được thể hiện qua việc xuất hiện các tổ chức hội đoàn dành riêng cho lực lượng này như Hội liên hiệp phụ nữ, ngày Quốc tế phụ nữ (8/3) ..v.v Trong pháp luật Việt Nam ngày càng nâng cao vai trò giới và bình đẳng giới trong tất cả các văn bản pháp luật cũng như các lĩnh vực trong đời sống.

 

2. Những quy định dành riêng cho phụ nữ trong pháp luật Việt Nam.

(Đầu tiên cần lưu ý là khái niệm “phụ nữ” được đề cập ở đây là dùng để chỉ nữ giới, không phân biệt lứa tuổi)

Văn bản pháp luật đầu tiên mang tính bước ngoặc làm nền tảng thay đổi những nhận thức lẫn quyền hạn của người phụ nữ đó là bản Hiến pháp 1946. Điều này được thể hiện ở ngay những điều đầu tiên như sau:

Điều thứ 6

Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá.

Điều thứ 7

Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình.

Điều này được làm rõ hơn tại Điều 9 của Hiến pháp

Điều thứ 9

Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện

Như vậy, ngay từ những quy định đầu tiên thì chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã nhận thức được quyền phụ nữ là một một quyền quan trọng trong quyền công dân, là một bộ phận đồng nhất và không thể tách rời. Điều này được cụ thể hơn khi khẳng định phụ nữ có quyền ứng cử và bầu cử và như nam giới (Điều 18)

Phát huy tinh thần đó Hiến pháp 1959 đã từng bước quy định rõ ràng và cụ thể hơn :

Điều 24.

Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình.

Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng nguyên lương.

Để rồi hơn 50 năm sau, bản Hiến pháp 2013 cùng với những quy định của pháp luật chuyên ngành đã tạo hàng rào pháp lí bảo vệ đối tượng đặc biệt quan trọng này.

Cụ thể đó là những quy định gì các bạn hãy xem bảng tóm tắt sau:

TRONG LAO ĐỘNG (căn cứ quy định Bộ luật lao động 2012)

Lao động nữ mang thai được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động Khoản 4 Điều 32, Điều 156 
Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Điểm e Khoản 1 Điều 37, Điều 156 
Trường hợp lao động nữ nghỉ thai sản thì người chủ sử dụng lao động không được quyền chấm dứt HĐLĐ Khoản 3 Điều 39 
Lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản theo quy định hằng năm Khoản 2 Điều 152 

Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xe trong các trường hơp:

– Mang thai thừ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa biên giới, hải đảo.

– Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Khoản 1 Điều 155 
Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. Khoản 2 Điều 155 
Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trừ trường hợp chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự) Khoản 3 Điều 155 
Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động. Khoản 4 Điều 155 
Trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Khoản 5 Điều 155 

Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi con là 06 tháng. Trường hợp sinh đôi thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con thì người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng

Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định trên, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

Khoản 1, khoản 2 Điều 157 
Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc, trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. Điều 158 
Được trợ cấp khi nghỉ để chăm sóc con ốm, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai ĐIều 159 

Không được sử dụng lao động nữ vào các công việc sau:

– Có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục*

– Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước

– Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ

Điều 160 

* Danh mục các công việc không được sử dụng lao động nữ các bạn có thể tham khảo tại Thông tư sô 26/2013/TT-BLĐTBXH (Danh mục gồm có tất cả 77 công việc)

Theo đó khi các tổ chức cá nhân vi phạm sẽ bị áp dụng các mức xử phạt khác nhau:

Ví dụ theo điểm b, khoản 1 Điều 18 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng. Với hành vi không cho lao động nữ nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng…v.v Thậm chí tuỳ tính chất mức độ vi phạm còn có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 162 Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật.

BẢO HIỂM XÃ HỘI (Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Hưởng chế độ thai sản 

(trường hợp lao động nam cũng được hưởng thai sản nhưng với điều kiện là có vợ sinh con. Còn đối với nữ thì chỉ cần thuộc trường hợp theo quy định)

Điều 31 
Được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Khoản 1 Điều 32 
Trường hợp sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ cũng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền) Khoản 1 Điều 33 
Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ (tức là họ không tiến hành mang thai), nhận con nuôi thì họ vẫn được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Khoản 2 Điều 35, Điều 36 

 

Điều kiện hưởng chế độ thai sản, cách tính mức hưởng chế độ thai sản cụ thể các bạn tham khảo tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

TRONG HÌNH SỰ
Phạm tội với phụ nữ có thai là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Điều 52 BLHS 2015
Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi Khoản 4 Điều 36 BLHS
Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án là  phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; Khoản 3 Điều 40 BLHS
Người phạm tội là phụ nữ có thai là một tình tiết để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Điều 51 BLHS
Được hoãn chấp hành hình phạt tù: Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; Điểm b Khoản 1 Điều 67 
Phạm tội với phụ nữ, phụ nữ có thai là tình tiết định khung tăng nặng trong một số tội danh Điều 123. Tội giết người;

Điều 130. Tội bức tử; Điều .

Điều 140. Tội hành hạ người khác

Điều 143. Tội cưỡng dâm

Điều 162 Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật.

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

Điều 171. Tội cướp giật tài sản

….. và còn nhiều tội danh khác

 

Bảo vệ quyền tự do hôn nhân của phụ nữ, cấm và trừng phạt hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện. Thực hiện hành vi trái phép ảnh hưởng đến sức khoẻ người phụ nữ. Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn

Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn.

Điều 316. Tội phá thai trái phép

 

Không áp dụng hình thức tạm giam đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng, mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác,(trừ 1 số trường hợp) Khoản 4 Điều 119 Bộ luật TTHS 2015
Được bố trí giam giữ ở buồng riêng đối với phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi ở cùng. Điểm c Khoản 4 Điều 18 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam  2015
Đối với các dạng phạm nhân khác khi có hành vi chống đối ở nơi giam giữ thì sẽ bị cùm chân (một chân). Nhưng loại trừ áp dụng hình thức này đối với phụ nữ. Khoản 3 Điều 23 Luật THTGTG 2015
 Ngoài những đồ dùng cá nhân  thì phụ nữ còn được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh khi bị tạm giữ, tạm giam Khoản 1 Điều 28 Luật THTG, TG 2015
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai, được chăm sóc y tế, được hưởng chế độ ăn uống bảo đảm sức khỏe; nếu sinh con thì được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp thực phẩm, đồ dùng, thuốc men cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh, được bảo đảm thời gian cho con bú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. (chi tiết xem Nghị định 120/2017/NĐ-CP) Khoản 1 Điều 5 Luật THTG, TG 2015

 

TRONG VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Riêng đối với phụ nữ thì có thể yêu cầu ly hôn vào bất cứ thời điểm nào Khoản 3 ĐIều 51 Luật HNGĐ 2014
Được ưu tiên nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn ** Điều 81 Luật HNGĐ 2014

** Cần lưu ý là không phải trong mọi trường hợp Toà đều giải quyết quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thuộc về người mẹ. Việc xác định người trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào nhiều yếu tố trong đó có xét đến điều kiện kinh tế, môi trường để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Quy định ưu tiên cho người mẹ được hiểu là trong trường hợp họ có các điều kiện trên.

Hiện nay dù vấn đề bình đẳng giới đã được nhìn nhận và thực hiện một cách cụ thể nhưng xét cho cùng để đảm bảo tuyệt đối là điều dường như không thể. Tuy nhiên để góp phần vì một xã hội thịnh vượng và tốt đẹp thì mỗi cá nhân chúng ta cần phải bắt tay hành động từ những vấn đề nhỏ nhất ngay trong chính gia đình.

Ở trên chỉ là một số quy định thiết thực và gắn liền trong đời sống. Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu thêm các quy định khác nằm trong các văn bản pháp luật chuyên ngành . Hy vọng bài viết có ích cho bạn !

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm