Phụ cấp ưu đãi ngành y tế có tính thuế TNCN không?

bởi Anh
Phụ cấp ưu đãi ngành y tế có tính thuế TNCN không

Phụ cấp là khoản tiền được trả cho người lao động không được tính vào lương cứng. Nhiều ngành nghề hiện nay có quy định cụ thể về mức phụ cấp. Vì ngoài lương cứng được trả cho khoảng thời gian làm việc 8 tiếng của người lao động thì những khoảng thời gian làm thêm ngoài giờ của người lao động sẽ được gọi là phụ cấp. Hiện nay đối với ngành y tế thì phụ cấp là một phần không thể thiếu do tính chất công việc vất vả. Điều này khiến nhiều người thắc mắc là phụ cấp ưu đãi ngành y tế có tính thuế TNCN không? Để giải đáp vấn đề này mời bạn đón đọc bài viết “Phụ cấp ưu đãi ngành y tế có tính thuế TNCN không?” dưới đây của LSX.

Căn cứ pháp lý

  •   Nghị định 56/2011/NĐ-CP

Phụ cấp ưu đãi nghề ngành y tế là gì?

Nghề y là nghề có cường độ làm việc cao và rất vất vả. Thời gian đầu cũng giống như những vị trí khác tại các cơ quan nhà nước thì mức lương của những người tham gia nghề y là rất thấp. Chính vì vậy để động viên người lao động có thể tham gia cống hiến hơn trong công việc nhà nước đã có mức ưu đãi cụ thể với những người tham gia làm việc trong ngành y hiện nay là khoản phụ cấp ưu đãi ngành y tế. Cụ thể mức phụ cấp này như thế nào mời bạn tham khảo thông tin dưới đây.

Mức phụ cấp ưu đãi nghề ngành y tế được chia thành nhiều hệ số tương đương với nhiều đối tượng khác nhau. Tuy vậy, các đối tượng ngành y tế đều được hưởng chung công thức tính hệ số dưới đây:

Phụ cấp ưu đãi nghề ngành y tế = Hệ số x Mức lương cơ sở

Trong đó:

Hệ số phụ cấp ưu đãi nghề y được nêu tại Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định số 05/2023/NĐ-CP.

Ngoài ra, với viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì mức phụ cấp ưu đãi nghề ngành y tế không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Mức phụ cấp cụ thể do Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định.

Mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP và áp dụng từ ngày 01/7/2023.

Đồng thời, Bộ Y tế đã hướng dẫn việc thực hiện tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho ngành y tế tại Công văn số 3102/BYT-TCCB như sau:

Do thời gian áp dụng từ ngày 01/01/2022 đến hết 31/12/2023 thì sẽ được truy lĩnh phần chênh lệch với mức phụ cấp ưu đãi nghề đã hưởng. Với người đã nghỉ việc, thôi việc, nghỉ hưu, chuyển công tác được hưởng phụ cấp này trong thời gian công tác tại đơn vị trước khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyên công tác.

Với viên chức ngành y tế biệt phái từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2023, Công văn 3102 cũng hướng dẫn, trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức y tế biệt phái phải đảm bảo tiền lương và các quyền lợi khác cho đối tượng này.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân hiện nay là khoản thuế trực thu được cơ quan nhà nước quy định dành cho những cá nhân có khoản tiền lương lớn và có trợ cấp đạt mức yêu cầu của cơ quan nhà nước. Không phải cá nhân nào cũng cần đóng thuế thu nhập cá nhân mà chỉ những người trong diện đóng thuế mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Và khi đóng thuế bạn có thể kê khai người phụ thuộc để nhận được những ưu đãi lớn về thuế. Cụ thể vấn đề này mời bạn đón đọc những thông tin dưới đây của chúng tôi.

Người lao động nộp thuế thu nhập cá nhân có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ thuế theo quy định.

Như vậy có thể thấy người có thu nhập càng cao thì mức thuế TNCN phải nộp sẽ càng lớn.

Đối tương áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương và tiền công
Căn cứ theo điều 2 luật, Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012 quy định về đối tượng nộp thuế gồm 2 nhóm đối tượng sau:

(1) Cá nhân cư trú là cá nhân có nơi ở/ nhà thuê thường xuyên tại Việt Nam theo quy định của pháp luật với thời hạn của các hợp đồng thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế hoặc cá nhân có nơi ở thường xuyên, có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong 1 năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trong đó, ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 1 ngày.

02 trường hợp áp dụng tính thuế TNCN của cá nhân cư trú là:

Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên,

Cá nhân ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động.

(2) Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú thì được xác định là cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Phụ cấp ưu đãi ngành y tế có tính thuế TNCN không?
Phụ cấp ưu đãi ngành y tế có tính thuế TNCN không?

Phụ cấp ưu đãi ngành y tế có tính thuế TNCN không?

Khoản phụ cấp ưu đãi ngành y tế là khoản phụ cấp thêm dành cho những cán bộ trong ngành. Vì tính chất công việc vất vả phải tăng ca thường xuyên khiến cho các cán bộ y tế phải chịu công việc nặng nhọc hơn những ngành nghề khác. Vậy đối với khoản phụ cấp này hiện nay có được tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định không? Về vấn đề này thì hiện nay mức phụ cấp ưu đãi đối với nghành y tế chưa được phê duyệt là ngành không phải tính thuế thu nhập cá nhân. Chính vì vậy mà vẫn phải tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 92/2015/TT-BTC), các khoản phụ cấp, trợ cấp sau đây không tính vào thuế thu nhập cá nhân:

(1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

(2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

(3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

(4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

(5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

(6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014 

(7)Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.

(8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.

(9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật.

Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc

(10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

(11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

Lưu ý:

– Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế nêu trên phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

– Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.

– Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

– Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

LSX là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề … chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Công ty LSX luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

LSX sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Phụ cấp ưu đãi ngành y tế có tính thuế TNCN không?” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về tranh chấp đất đai mới nhất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ y tế có phải là đối tượng phải nộp thuế TNCN không?

Có 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân: Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:
Với cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập)
Với cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).

Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với cán bộ y tế là bao giờ?

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.
Theo đó, thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong năm 2023 được xác định như sau:
– Chậm nhất là ngày 31/3/2023 đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.
– Chậm nhất là ngày 04/5/2023 đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế. (Do ngày 30/4/2023 là ngày nghỉ lễ)

Khoản phụ cấp không phải chịu thuế do ai quy định?

Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế nêu trên phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm