Quy chế Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường như thế nào?

bởi Thanh Thủy
Quy chế Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường

Hội thi giáo viên dạy giỏi hàng năm được tổ chức với mục đích là dịp để giáo viên các cấp được rèn luyện về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kinh nghiệm giảng dạy, tổ chức lớp học, khai thác sử dụng sao cho hiệu quả các phương tiện, đồ dùng dạy học. Ngoài ra đây còn là hoạt động nhằm phát hiện và tôn vinh các thầy cô giáo, khuyến khích, động viên cũng như tạo cơ hội giúp các thầy cô giáo rèn luyện, tự học và sáng tạo. Sau đây mời các bạn hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề “Quy chế Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Quy định về hội thi giáo viên dạy giỏi

Sau quá trình áp dụng các quy định cũ về việc tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, qua đó căn cứ tình hình thực tiễn, thông qua việc lắng nghe các đóng góp, ý kiến của người dân và người làm biên chế giáo viên về các vấn đề tổ chức thi giáo viên giỏi thì những quy định trước đó đã được thay đổi để nhằm khắc phục những bất cập trong quá trình tổ chức hội thi.

Quy định được ban hành trong thông tư số 22/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hàng đã có nhiều nội dung được sửa đổi và thay thế với những quy chế, nội dung dự thi và một số điều khoản khác về việc tham gia và tổ chức hội thi giáo viên giỏi.

Theo Điều 2 Quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi ban hành kèm Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT, nguyên tắc của Hội thi giáo viên dạy giỏi dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi.

Như vậy, giáo viên được tự nguyện tham gia thi giáo viên dạy giỏi và không bắt buộc giáo viên phải tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

Chu kỳ và các cấp thi giáo viên dạy giỏi

Căn cứ Quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi, Hội thi giáo viên dạy giỏi được tổ chức ở 03 cấp là: Cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. Trong đó:

Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh:

+ Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường được tổ chức theo chu kỳ 02 năm một lần, do nhà trường tổ chức. Tham dự Hội thi là giáo viên đang làm việc tại trường tổ chức Hội thi;

+ Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện được tổ chức theo chu kỳ 02 năm một lần, do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức. Tham dự Hội thi là giáo viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) tổ chức Hội thi;

+ Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp tỉnh được tổ chức theo chu kỳ 04 năm một lần, do sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Tham dự Hội thi là giáo viên đang làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Hội thi.

– Số lượng giáo viên tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp do hiệu trưởng trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ; hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; trưởng phòng giáo dục và đào tạo; giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định theo phân cấp quản lý, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất, ngân sách của địa phương hàng năm.

– Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quy định cụ thể số lượng giáo viên mầm non tham dự Hội thi cấp trường đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

– Tổ chức thi: Ban Tổ chức sắp xếp thời gian tiến hành các nội dung thi; thông báo lịch thi cho các cá nhân và đơn vị tham gia; tạo điều kiện để giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục dự thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục, dự phần trình bày biện pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp của giáo viên tham dự Hội thi.

Quy chế Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường

Đánh giá các nội dung và kết quả Hội thi

a) Đối với phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục:
– Phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục được ít nhất 03 giám khảo cho điểm và đánh giá theo quy định hiện hành.
– Sau khi giáo viên hoàn thành phần thực hành tiết dạy, tổ chức hoạt động giáo dục, giám khảo nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm với giáo viên dự thi.

b) Đối với phần trình bày biện pháp nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; công tác giảng dạy; công tác chủ nhiệm lớp:
– Giáo viên trình bày biện pháp; giám khảo trao đổi, đánh giá và thống nhất mức đạt hoặc chưa đạt. Phần trình bày biện pháp đạt mức đạt khi đảm bảo các yêu cầu: Nêu rõ được biện pháp có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học và giáo dục, phù hợp với đối tượng trẻ em, học sinh và thực tiễn nhà trường, địa phương trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em và công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp của cá nhân giáo viên tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc; biện pháp được nhà trường và đồng nghiệp ghi nhận và có minh chứng về sự tiến bộ của trẻ em, học sinh khi áp dụng biện pháp. Nếu không đảm bảo các yêu cầu trên thì phần trình bày biện pháp là chưa đạt.
– Phần trình bày biện pháp được ít nhất 03 giám khảo đánh giá.

Quy chế Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường

Để một cuộc thi nào đó được diễn ra thành công và tốt đẹp thì việc ban hành các quy định, quy chế để người tham gia cũng như cá thành phần khác trong hội thi tuân thủ theo là điều hết sức cần thiết. Đối với hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường cũng vậy, quy chế này được ba hành sẽ giúp cho việc tổ chức hội thi được diễn ra dễ dàng hơn. Những người có kết quả thi tốt sẽ có chế độ đào tạo bồi dưỡng viên chức giáo viên tốt hơn.

Mời bạn xem và tải về Quy chế Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường tại đây:

Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thi

Pháp luật nước ta hiện hành đã đưa ra các quy định cụ thể và rõ ràng về việc tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở ở các cấp giáo dục như mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông… Theo đó các nội dung liên quan đến hội thi như mục đích và nguyên tắc của Hội thi, nội dung, tiêu chuẩn tham dự Hội thi, thời gian và địa điểm tổ chức Hội thi, thẩm quyền tổ chức hộ thi…. đã được quy định cụ thể và rõ ràng.

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy định về hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:

Thời gian, địa điểm tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi được xác định trong kế hoạch hoạt động triển khai từ đầu năm học do thủ trưởng đơn vị quyết định theo phân cấp quản lý (cấp trường: Hiệu trưởng quyết định, cấp huyện: Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định, cấp tỉnh: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định) đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng học tập của trẻ em và học sinh. Tùy thuộc vào điều kiện địa lý và số lượng giáo viên tham gia dự thi có thể chia thành các điểm thi, cụm thi nhỏ và phải đảm bảo không gây khó khăn cho giáo viên tham gia dự thi.

Theo quy định trên thì thời gian, địa điểm tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi được xác định trong kế hoạch hoạt động triển khai từ đầu năm học do thủ trưởng đơn vị quyết định theo phân cấp quản lý, cụ thể:

– Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường: Hiệu trưởng quyết định, cấp huyện;

– Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện: Trưởng phòng giáo dục và đào tạo quyết định;

– Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quyết định.

Nội dung thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non

– Thực hành một hoạt động giáo dục (đối với trường mầm non) hoặc một tiết dạy (đối với cơ sở giáo dục phổ thông) cụ thể theo kế hoạch giáo dục tại thời điểm diễn ra Hội thi. Hoạt động giáo dục, tiết học tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại nhóm, lớp với nguyên trạng số lượng trẻ em, học sinh của nhóm, lớp đó.

– Trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em (với trường mầm non) hoặc một biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh (với các cơ sở giáo dục phổ thông) của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc.

Thời lượng trình bày biện pháp không quá 30 phút, bao gồm cả thời gian Ban Giám khảo trao đổi.

Biện pháp được lãnh đạo cơ sở giáo dục xác nhận áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.

Nội dung thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông

– Thực hành dạy một tiết theo kế hoạch giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi. Tiết dạy tham gia Hội thi được tổ chức lần đầu tại lớp học với nguyên trạng số lượng học sinh của lớp đó. Giáo viên không được dạy trước (dạy thử) tiết dạy tham gia Hội thi trong năm học tổ chức Hội thi. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị cho tiết dạy trong thời gian không quá 02 ngày trước thời điểm thi;

– Trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc. Thời lượng trình bày biện pháp không quá 30 phút, bao gồm cả thời gian Ban Giám khảo trao đổi. Biện pháp được lãnh đạo cơ sở giáo dục xác nhận áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của LSX, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy chế Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề về dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tiêu chuẩn tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường là gì?

a) Giáo viên tham dự Hội thi cấp trường đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: Giáo viên tham dự Hội thi cấp trường phải đảm bảo đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên của năm liền kề năm tham dự Hội thi, trong đó các tiêu chí của Tiêu chuẩn 2 (Tiêu chuẩn Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ) được quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông đạt mức tốt;
b) Giáo viên tham dự Hội thi cấp huyện đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
– Đạt tiêu chuẩn của giáo viên tham dự Hội thi cấp trường;
– Có một năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên trong 02 năm trước liền kề hoặc được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường năm tham dự Hội thi.
c) Giáo viên tham dự Hội thi cấp tỉnh đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
– Đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở tham dự Hội thi cấp tỉnh: Đạt tiêu chuẩn của giáo viên tham dự Hội thi cấp trường; có một năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong 02 năm trước liền kề hoặc được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm tham dự Hội thi.
– Đối với giáo viên trung học phổ thông tham dự Hội thi cấp tỉnh: Đạt tiêu chuẩn của giáo viên tham dự Hội thi cấp trường; có một năm được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường trong 02 năm trước liền kề hoặc được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường năm tham dự Hội thi.

Nguyên tắc của Hội thi giáo viên dạy giỏi là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy định về hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:
Mục đích và nguyên tắc của Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi
1. Mục đích Hội thi:
a) Phát hiện, công nhận, tôn vinh giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi và nhân rộng những điển hình tiên tiến, góp phần thu hút sự quan tâm của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục trẻ em, học sinh, tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn Ngành;
b) Tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp;
c) Góp phần nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn và đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy và học trong trường học; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện, tự học, sáng tạo, học hỏi, trao đổi, truyền đạt, phổ biến kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em đối với giáo viên mầm non; công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp đối với giáo viên phổ thông.
2. Nguyên tắc của Hội thi:
a) Dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi;
b) Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất;
c) Đảm bảo đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành.
Theo như quy định trên, nguyên tắc của Hội thi giáo viên dạy giỏi như sau:
+ Dựa trên sự tự nguyện của giáo viên; không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi;
+ Đảm bảo tính trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đảm bảo thực chất;
+ Đảm bảo đúng quy định của chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm