Cấp chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình như thế nào?

bởi Thùy Trang

Xin chào Luật sư X! Em đang là sinh viên năm nhất của ngành kiến trúc. Em đã tìm hiểu được một ít về ngành này và các yêu cầu về chứng chỉ cần thiết. Tuy nhiên, em vẫn chưa rõ về chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình. Mong Luật sư sớm phản hồi để phân tích cho em về chứng chỉ này ạ. Xin cảm ơn.

Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết này. Mong bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Thiết kế kiến trúc công trình là gì?

Thiết kế kiến trúc là việc bố trí, sắp đặt không gian bao gồm kiến trúc, kết cấu, cấp điện, chiếu sáng, cấp thoát nước, điều hòa, thông gió,… và thời gian để tạo nên một nơi sinh sống đẹp, chất lượng, tiện ích, công năng, tạo nên môi trường sống thuận tiện, thoải mái và cả niềm tự hào cho chủ nhân, cùng các thành viên trong gia đình. Do vậy, thiết kế kiến trúc là một công tác tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật, và khoa học kỹ thuật.

Đây là công việc yêu cầu chuyên môn, trình độ của người thực hiện nên khi muốn hành nghề phải có chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình.

Chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình
Chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình

Quy định chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình

Sát hạch cấp chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình

Theo Điều 28 Luật Kiến trúc 2019, tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc tổ chức thực hiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

Nội dung sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc bao gồm:

  • Kinh nghiệm nghề nghiệp về kiến trúc;
  • Kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề;
  • Kiến thức chuyên ngành về kiến trúc;
  • Kiến thức về Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề.

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hành nghề kiến trúc, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc được công nhận đủ điều kiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Có lĩnh vực hoạt động liên quan đến hoạt động kiến trúc;
  • Có đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sát hạch.

Điều kiến cấp chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình

Theo khoản 1 Điều 28 Luật Kiến trúc 2019, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:

  • Có trình độ từ đại học trở lên về lĩnh vực kiến trúc;
  • Có kinh nghiệm tham gia thực hiện dịch vụ kiến trúc tối thiểu là 03 năm tại tổ chức hành nghề kiến trúc hoặc hợp tác với kiến trúc sư hành nghề với tư cách cá nhân;
  • Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc.

Phân hạng chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình

  • Hạng 1: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp II trở lên.
  • Hạng 2: Đã làm chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp Chứng Chỉ Hành Nghề Kiến Trúc Sư công trình của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc ít nhất 02 công trình từ cấp III trở lên hoặc đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 03 công trình từ cấp II trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
  • Hạng 3: Đã tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế phần việc thuộc lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc công trình của ít nhất 03 công trình từ cấp III trở lên hoặc 05 công trình từ cấp IV trở lên cùng loại với công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Viện QLXD là đơn vị tư vấn dịch vụ cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát xây dựng uy tín. Truy cập ngay để cập nhật thủ tục, quy trình xin cấp… chứng chỉ hành nghề giám sát đơn giản, ngắn gọn nhất.

Phạm vi hoạt động của chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình khi phân theo hạng

  • Hạng I: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của tất cả các cấp công trình cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
  • Hạng II: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình từ cấp II trở xuống cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.
  • Hạng III: Được làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế bộ môn chuyên ngành của công trình cấp III, cấp IV cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Trình tự thủ tục xin cấp chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4x6cm có nền màu trắng
  • Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
  • Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản khai kinh nghiệm có xác nhận về nơi làm việc của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc là thành viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp) theo mẫu tại Phụ lục số 02 Thông tư này.
  • Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các hợp đồng hoạt động xây dựng mà cá nhân đã tham gia thực hiện các công việc hoặc văn bản phân công công việc (giao nhiệm vụ) của cơ quan, tổ chức cho cá nhân liên quan đến nội dung kê khai.
  • Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của chứng chỉ hành nghề phù hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.

Trình tự hiện xin cấp chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình

Bước 1 : Nộp hồ sơ và lệ phí xin cấp chứng chỉ tại Sở Xây dựng

Bước 2 : Thời hạn giải quyết

  • Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu thiếu hoặc không hợp lệ; giao Hội đồng tư vấn nghiên cứu và xem xét hồ sơ.
  • Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng tổ chức xét cấp chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định.
  • Giám đốc Sở Xây dựng quyết định cấp chứng chỉ hành nghề cho cá nhân có đủ các điều kiện theo quy định.

Bước 3 : Nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Tổ Tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ – Sở Xây dựng. Đơn vị phải có biên nhận khi đến nhận kết quả theo lịch hẹn.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Chứng chỉ thiết kế kiến trúc công trình”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội… Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Phát triển nghề nghiệp liên tục nghề kiến trúc như thế nào?

Tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 85/2020/NĐ-CP có quy định Kiến trúc sư hành nghề phải đạt 04 điểm phát triển nghề nghiệp liên tục (điểm CPD) hằng năm (02 điểm CPD đối với Kiến trúc sư trên 60 tuổi), các nhân đạt vượt yêu cầu thì chuyển kết quả sang năm kế tiếp, cá nhân chưa đạt yêu cầu thì hoàn thành phần còn thiếu trong năm kế tiếp. Việc tích lũy điểm CPD kéo dài đến thời điểm xin gia hạn chứng chỉ hành nghề, trường hợp không duy trì liên tục, cá nhân xin gia hạn phải thi sát hạch cấp mới chứng chỉ.
Việc tích lũy điểm CPD được thực hiện sau khi Luật Kiến trúc có hiệu lực (01/7/2020), kiến trúc sư hành nghề có thể tích điểm còn thiếu của năm 2020 trong năm 2021 (quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 85/2020/NĐ-CP).

Quy tắc ứng xử nghề nghiệp kiến trúc là gì?

Pháp luật về kiến trúc không quy định cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc “Không vi phạm Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề”. Theo Quyết định số 01/QĐ-KTSVN ngày 12/012021 của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, việc xem xét vi phạm được căn cứ theo Thông báo của Hội Kiến trúc sư Việt Nam gửi tới cơ quan cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc để xem xét theo quy định.

5/5 - (5 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm