Quy trình cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

bởi Hoàng Hà

Quy trình cấp giấy phép lao động được thực hiện như thế nào? Ngày càng nhiều các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời nhiều hiệp định thương mại được ký kết như CPTPP, EVFTA,… đã tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nước ngoài làm việc tạo Việt Nam. Bài viết dưới đây xin giới thiệu khái quát về quy trình cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại việt nam mới nhất 2021.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019.
  • Nghị định số 140/2018/NĐ-CP.
  • Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH.
  • Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH.
  • Nghị định 140/2018/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

Điều kiện để được thực hiện quy trình cấp giấy phép lao động

Người nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Có trình độ chuyên môn, tay nghề sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
  • Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
  • Không phải là người phạm tội; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
  • Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng lao động nước ngoài.

Ngày 02/10/2017, Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH chính thức có hiệu lực pháp luật. Trên cơ sở các căn cứ pháp lý hiện hành. Luật Sư X xin đưa ra quy trình cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam mới nhất qua hệ thống cổng thông tin điện tử.

Quy trình cấp giấy phép lao động

Bước 1: Đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động lao động nước ngoài

Trước ít nhất 20 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài. Người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) phải khai thông tin và nộp hồ sơ giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến đến cơ quan cơ quan có thẩm quyền qua cổng thông tin điện tử. Hồ sơ bao gồm: Công văn đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài (theo mẫu thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH) Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, quy trình đăng ký nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài như sau:

  • Người sử dụng lao động thực hiện nộp hồ sơ này thông qua cổng thông tin điện tử: http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn. 
  • Trong vòng 12 ngày kể từ ngày nhận được tờ khai và báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hợp lệ. Cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi kết quả qua hộp thư điện tử của người sử dụng lao động. Nếu hồ sơ nộp chưa hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ ra thông báo chỉnh sửa.
  • Sau khi có chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài. Người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện hồ sơ bản gốc cho cơ quan có thẩm quyền. Sau khi kiểm tra, cơ quan nhà nước sẽ trả bản gốc kết quả chấp thuận cho người sử dụng lao động.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép lao động

Để được cấp phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Cần chuẩn bị các hồ sơ giấy tờ sau:

  1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động. Theo Mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BLĐTBXH.
  2. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài; hoặc của Việt Nam cấp. Phải có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
  1. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn hạn của nước ngoài cấp. Phiếu lý lịch tư pháp tính đến thời điểm nộp hồ sơ chưa quá 06 tháng kể từ ngày được cấp; hoặc trước ngày hết hạn ghi trên phiếu lý lịch tư pháp.
  2. Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia; hoặc lao động kỹ thuật: bằng cấp, giấy xác nhận kinh nghiệm từ công ty khác,….
  1. 02 ảnh màu (kích thước 4cm x 6cm; phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu).nh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  2. Bản sao có chứng thực hộ chiếu; hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu; hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.
  3. Ngoài ra, tùy từng trường hợp nghề nghiệp đặc thù. Có thể yêu cầu thêm một số giấy tờ khác theo quy định của pháp luật

Bước 3: Nộp hồ sơ cấp giấy phép lao động

Đây là bước cuối trong quy trình cấp giấy phép lao động. Trước ít nhất 7 ngày làm việc. Kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc. Phải  nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định đến cơ quan cấp giấy phép lao động qua cổng thông tin điện tử. Tại địa chỉ: http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn. Thời hạn trả kết quả là 05 ngày. Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy phép lao động nếu hồ sơ hợp lệ; hoặc ra thông báo chỉnh sửa hồ sơ nếu có sai sót. Sau khi nhận được Giấy phép lao động qua hộp thư điện tử. Người sử dụng lao động sẽ nộp bản gốc hồ sơ cho cơ quan cấp phép; nhận bản gốc giấy phép lao động.

Lưu ý: Sau khi được cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Doanh nghiệp sử dụng lao động phải thực hiện một số thủ tục khác như:

  • Ký kết hợp đồng lao động với người được cấp giấy phép lao động;
  • Đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài. 
  • Yêu cầu cấp thẻ tạm trú theo thời hạn của giấy phép lao động cho người nước ngoài

Câu hỏi thường gặp

Tranh chấp lao động là gì?

Điều 179 Bộ luật Lao động quy định: Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Đình công được tiến hành theo trình tự nào ?

Điều 200 Bộ luật Lao động quy định về trình tự đình công gồm các bước như sau:
– Lấy ý kiến về đình công theo quy định.
– Ra quyết định đình công và thông báo đình công.
– Tiến hành đình công.

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? 

Khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động quy định: Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

Hội đồng trọng tài lao động do cơ quan nào thành lập? 

Điều 185 Bộ luật Lao động quy định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động, bổ nhiệm Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?

Điều 187 Bộ luật Lao động quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm: Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tổng hợp của Luật Sư X về quy trình cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam 0833 102 102

Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm