Sống chung như vợ chồng. Khi chia tay, tài sản chia thế nào?

bởi NguyenTriet

Việc cưới mà không đi đăng ký kết hôn ngày càng diễn ra khá phổ biến. Hành vi này có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của các bên khi chia tay không? Hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lí

Nội dung tư vấn

1. Kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn.

Có nhiều trường hợp, hai người kết hôn, tổ chức đám cưới nhưng chỉ mang tính hình thức là một buổi lễ rước dâu, đưa dâu mà không tiến hành đăng ký kết hôn. Pháp luật Việt Nam quy định, quan hệ vợ chồng chỉ được thiết lập dựa trên việc đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch. Đồng nghĩa với việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

Theo khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

Điều 14: Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

“1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này”.

Bên cạnh đó, việc nam nữ đang yêu nhau mà dọn ra sống chung cùng nhau, cùng nhau sinh hoạt như một cách “sống thử”. Pháp luật không cấm hành vi này đối với những người còn độc thân. Câu chuyện sẽ khác nếu như một trong hai bên hoặc cả hai bên đã có vợ/chồng. 

Tham khảo bài viết: Ngoại tình có phạm luật?

2. Việc phân chia tài sản trong trường hợp chia tay. 

Đôi lúc, việc sống thử sẽ khiến đôi bên trở nên bất hòa, “màu hồng” tình yêu bỗng trở nên không còn hồng nữa. Như vậy thì, tài sản phát sinh trong thời gian sống chung thì sẽ giải quyết thế nào? Nếu có con cái thì phải làm sao?

Kết hôn không đăng ký thì sẽ không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, khi luật hôn nhân và gia đình không điều chỉnh thì pháp luật dân sự sẽ được áp dụng đối với trường hợp này. Cụ thể, Tại Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định.

“Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.

Như vậy, khi không phát sinh quan hệ vợ chồng, tài sản sẽ được chia dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện của các bên. Nghĩa là, tài sản của người nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy. Mọi thỏa thuận phải đảm bảo được quyền và lợi ích của phụ nữ và con trong trường hợp có con. 

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm