Tạm đình chỉ đối với cơ sở vi phạm quy định PCCC theo QĐ 2023

bởi Bảo Nhi
Tạm đình chỉ đối với cơ sở vi phạm quy định PCCC theo quy định 2023

Các cơ sở này bị đình chỉ, tạm đình chỉ khi có hành vi vi phạm quy định trong phòng cháy chữa cháy về việc đưa hạng mục công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy; hoặc cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng công trình khi nó chưa có giấy chứng nhận hay những văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tạm đình chỉ đối với cơ sở vi phạm quy định PCCC” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Trường hợp tạm đình chỉ đối với cơ sở vi phạm quy định pccc

Phòng cháy và chữa cháy đây là vấn đề mà mọi người cần phải chú trọng, trang bị trước những kỹ năng và kỹ thuật về chảy nổ. Trước hiện trạng số vụ cháy nổ đang diễn ra ngày càng gia tăng gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về cả người và tài sản. Để có thể xây dựng được ý thức về phòng chống cháy nổ, Nhà nước đã đặt ra những trường hợp tạm đình chỉ vì vi phạm đối với trường hợp vi phạm về pccc.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 17. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:

a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ);

b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: Tàng trữ, sử dụng trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép hoặc không đúng nơi quy định; làm mất tác dụng của lối thoát nạn, ngăn cháy lan mà khi xảy ra cháy, nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản;

c) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy:

Cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục thuộc cơ sở, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này ảnh hưởng đến một trong các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định này khi chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền;

Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền.”

Thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ đối với cơ sở vi phạm quy định PCCC

Nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng cũng như tài sản của người dân đứng trước nguy cơ chảy nổ cơ quan có thẩm quyền đã kiểm tra chặt chẽ đối vơi cơ sở kinh doanh buôn bán về phòng cháy chữa cháy nếu như không đạt được tiêu chuẩn pháp luật đề ra sẽ phải tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở vi phạm quy định PCCC.

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ đối với cơ sở vi phạm quy định PCCC được xác định như sau:

“Điều 17. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

8. Thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:

a) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong trường hợp tổ chức kiểm tra theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 16 Nghị định này;

c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi thẩm quyền của mình quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;

d) Cán bộ, chiến sĩ Công an được tạm đình chỉ hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ phải báo cáo người trực tiếp quản lý có thẩm quyền quy định tại điểm c Khoản này ra quyết định tạm đình chỉ.”

Thủ tục tạm đình chỉ hoạt động cơ sở vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy

Tạm đình chỉ đối với cơ sở vi phạm quy định PCCC theo quy định 2023

Việc phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mọi người dân. Bằng những cách thức thực hiện đồng bộ biện pháp phòng cháy chữa cháy hiệu quả, có thể hạn chế tối đa được nguy cơ cháy nổ xảy ra điều này giúp để đảm bảo, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản cho cư dân. 

Thủ tục đình chỉ hoạt động với cơ sở không đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy theo khoản 7 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 17. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

7. Thủ tục đình chỉ hoạt động:

a) Khi hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ để xem xét khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy. Việc kiểm tra phải được lập thành biên bản (Mẫu số PC 10);

b) Kết thúc kiểm tra, nếu xét thấy nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm không được khắc phục hoặc không thể khắc phục được thì người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động trước đó xem xét, ra quyết định đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân (Mẫu số PC 14).”

Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở vi phạm quy định PCCC là bao nhiêu ngày?

Sau khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ cơ sở vi phạm quy định PCCC hoạt động phải thông báo công khai trên phương tiện truyền thông khi không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Cơ sở có hành vi vi phạm này sẽ bị cươ quan có thẩm quyền đưa ra thời hạn đình chỉ cũng có thể sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

“Điều 17. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

3. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Tạm đình chỉ đối với cơ sở vi phạm quy định PCCC”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Sang tên sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Biện pháp bảo đảm thi hành quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động?

a) Người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, người điều khiển hoặc chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình, cá nhân khi nhận được quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động phải chấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất;
b) Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động thông báo công khai trên trang thông tin điện tử, phương tiện truyền thông về việc tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đến khi được phục hồi hoạt động. Nội dung công bố công khai gồm tổ chức, cá nhân vi phạm, hành vi vi phạm, hình thức xử lý.

Nguyên tắc thực hiện tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động do không đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy?

– Việc tạm đình chỉ hoạt động chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạm vi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi đó.
– Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày.
– Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động được thể hiện bằng văn bản; có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói đối với trường hợp nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ nhưng sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm