Thành viên hợp danh là thành viên của công ty hợp danh khác?

bởi Thùy Linh
Thành viên hợp danh có được là thành viên của công ty hợp danh khác không?

Xin chào Luật sư, hiện nay tôi đang có dự định thành lập công ty hợp danh nhưng tôi cũng đang là nhân viên cho một công ty hợp danh khác. Tôi không biết liệu thành viên hợp danh có được là thành viên của công ty hợp danh khác không. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật sư X. Để giải đáp thắc mắc “Thành viên hợp danh có được là thành viên của công ty hợp danh khác không?” mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý:

Thành viên hợp danh có được là thành viên của công ty hợp danh khác không?

Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hạn chế đối với thành viên hợp danh: “Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

Ngoài ra, Căn cứ vào các quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp danh. Cụ thể:

Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:

a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;

b) Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;

c) Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;

d) Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó;

đ) Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty khi xét thấy cần thiết;

e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;

g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;

h) Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;

i) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Thành viên hợp danh có được là thành viên của công ty hợp danh khác không?
Thành viên hợp danh có được là thành viên của công ty hợp danh khác không?

Thành viên hợp danh có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;

b) Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

c) Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

d) Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;

đ) Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;

e) Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;

g) Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;

h) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. 

Những hạn chế về quyền của thành viên hợp danh?

Do chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới nên Luật Doanh nghiệp 2020 đã đưa ra những quy định nhằm hạn chế quyền của thành viên hợp danh. Căn cứ là Điều 181 Luật doanh nghiệp 2020:

“1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”

Luật doanh nghiệp 2020 quy định như vậy bởi vì:

Thứ nhất, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của Công ty

Thứ hai, tính liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.

Qua đó có thể lý giải quy định của pháp luật như sau:

– Đối với doanh nghiệp tư nhân chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản của công ty (không chỉ trong phạm vi số vốn đăng ký). Trong khi đó, thành viên hợp danh của công ty hợp danh cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của doanh nghiệp, có nghĩa là thành viên hợp danh cũng chịu trách nhiệm tài sản vô hạn về các nghĩa vụ của công ty hợp danh. Do đó, nghĩa vụ của thành viên hợp danh có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các thành viên hợp danh khác, vì vậy mà pháp luật không cho phép một cá nhân được làm thành viên hợp danh của hai công ty hợp danh hoặc thành viên hợp danh được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác.

– Như phân tích ban đầu, công ty hợp danh là công ty đối nhân, được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, uy tín của các thành viên. Do vậy, có thể nói uy tín, tên tuổi của các công ty thuộc loại hình này gắn liền với các thành viên hợp danh. Vì vậy, Pháp luật Việt Nam hạn chế “Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.” Để tránh ảnh hưởng đến uy tín của công ty hợp danh.

– Vì tính chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh và tính đối nhân của công ty hợp danh nên việc các thành viên chuyển nhượng một phần vốn góp hay toàn bộ vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác là không hợp lý.

Tuy nhiên, Pháp luật Việt Nam cũng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, do vậy, nếu được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại thì họ mới được thực hiện những điều mà pháp luật hạn chế quyền của thành viên hợp danh này.

Vậy, thành viên công ty hợp danh không được trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ khi được sự đồng ý của các thành viên hợp danh khác.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thành viên hợp danh có được là thành viên của công ty hợp danh khác không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam,  xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đăng ký mã số thuế cá nhân qua mạng, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Vì sao thành viên góp vốn lại không có quyền thảo luận và biểu quyết mọi vấn đề về quản lí và điều hành công ty như công ty hợp danh, phải chăng là để đảm bảo cho quyền lợi của các thành viên hợp danh vì các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn?

Công ty hợp danh là công ty có sự hợp sức của hai người trở lên mang danh nghĩa, uy tín của cá nhân ra kinh doanh, chủ yếu hoạt động nhờ uy tín của cá nhân hợp lại. Khi có sự kết hợp của tổ chức vào công ty (tức tổ chức góp vốn vào) thì tổ chức đó không được quyền quyết định cao trong công ty. Nhằm để tránh tổ chức thâu tóm và biến công ty hợp danh thành chi nhánh công ty.
Vậy là bạn hiểu chủ công ty hợp danh chỉ có thể là cá nhân, không phải là tổ chức, đơn giản là để phân biệt đây không phải là chi nhánh công ty. Đồng thời đây cũng là lý do giải thích cho câu hỏi thứ 2 của em sinh viên: Thành viên góp vốn không có quyền thảo luận và biểu quyết mọi vấn đề về quản lí và điều hành công ty như thành viên hợp danh. Làm thế để đảm bảo quyền lợi cho thành viên hợp danh vì họ là người chịu trách nhiệm vô hạn với tài sản của mình. Còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.

Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

Các công ty hợp danh ở Việt Nam sẽ có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 

Các công ty hợp danh ở Việt Nam là công ty đối nhân hay đối vốn?

Công ty Cổ Phần, công ty trắc nhiệm hữu hạn (TNHH) là các hình thức của công ty đối vốn thì công ty hợp danh sẽ là hình thức của công ty đối nhân.
Vì trong công ty hợp danh, giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân không có sự phân biệt rõ ràng. 
Thường được thành lập từ những người thân thiết, có uy tín cùng nhau hùng vốn để sáng lập. Và phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm