Thời gian cho phép từ chối di sản thừa kế 2021

bởi Luật Sư X
Thời gian cho phép từ chối di sản thừa kế 2019

Sau thời điểm mở thừa kế (người để lại di sản chết), trong một khoảng thời gian nhất đinh, người nhận di sản có quyền từ chối di sản, lý do từ chối phải hợp pháp. Vậy khoảng thời gian cho phép này là bao lâu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Không quy định thời gian bắt buộc để từ chối di sản.

Theo đó, khoản 3, Điều 620 quy định: “Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản”.

Như vậy, việc từ chối nhận di sản thừa kế, người nhận thừa kế được phép từ chối nhận di sản nhưng phải được thực hiện trước thời điểm phân chia tài sản. 

Theo quy định của Luật cũ, pháp luật quy định, nếu muốn từ chối nhận di sản thì việc từ chối phải được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế. Bởi vậy, nếu so với luật cũ, Luật dân sự 2015 đã có sự thay đổi hơn, quy định về thời gian tương đối thoải mái. Trước thời điểm phân chia tài sản thì quyền từ chối vẫn được đảm bảo. Có nghĩa là, việc phân chia tài sản sau 6 tháng kể từ thời điểm mở thừa kế, thì nếu chưa chia, người nhận thừa kế vẫn có thể từ chối nhận di sản.

2. Thủ tục từ chối thừa kế tại tổ chức hành nghề Công chứng

Việc từ chối di sản thừa kế phải được lập thành văn bản, văn bản này phải được công chứng, chứng thực nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bên nhận thừa kế. Tránh trường hợp bị đe dạo, ép buộc từ chối nhận di sản. Cụ thể các bước phải được thực hiện như sau:

Bước 1: Về hồ sơ, giấy tờ: Người từ chối di sản thừa kế phải thực hiện, thu thập và hoàn thiện các hồ sơ (Điều 59 Luật Công chứng 2014) như sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng: được soạn theo mẫu.
  • Dự thảo Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có). Nếu chưa có dự thảo văn bản thì Công chứng viên tự soạn thảo theo yêu cầu của người từ chối thừa kế. Sau đó, người yêu cầu sẽ tự đọc lại hoặc được Công chứng viên đọc cho nghe nội dung.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản: Như là giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất….
  • Di chúc (nếu có): Trường hợp di chúc miệng thì có bản di chúc theo người làm chứng. Trường hợp không có di chúc, thì chia theo pháp luật. 
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người từ chối di sản
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết
  • Giấy tờ nhân thân của người từ chối nhận di sản

Bước 2: Nộp các loại giấy tờ đã chuẩn bị cho Văn phòng công chứng.

Bước 3: Công chứng viên kiểm tra tính pháp lý của các giấy tờ cùng với điều kiện từ chối di sản của người yêu cầu:

  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp pháp thì tiếp nhận và xử lý và tiến hành công chứng theo quy định
  • Trường hợp hồ sơ bị thiếu, sai sót, Công chứng viên sẽ yêu cầu và hướng dẫn bổ sung, sửa chữa sao cho đúng quy định
  • Trường hợp không đủ cơ sở để giải quyết, Công chứng viên từ chối tiếp nhận và xử lý.

Bước 4: Nếu đã có dự thảo văn bản thì Công chứng viên kiểm tra dự thảo, nếu phát hiện có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội thì phải đề nghị người từ chối sửa chữa 

Sau khi các bên đã đồng ý các nội dung trong bản soạn thảo thì Công chứng viên hướng dẫn ký/điểm chỉ vào văn bản. 

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư thừa kế Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

 

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm