Thủ tục đăng ký kinh doanh spa, dịch vụ làm đẹp

bởi Vudinhha
Thủ tục đăng ký kinh doanh spa, dịch vụ làm đẹp
Ngày nay, nhu cầu làm đẹp không chỉ còn không chỉ dành riêng đối với các chị em nữa. Các chàng trai ngày càng có xu hướng quan tâm và chăm sóc nhiều hơn với vẻ bề ngoài của mình. Do đó, việc kinh doanh trong lĩnh vực spa, làm đẹp hứa hẹn sẽ đem lại mức lợi nhuận hấp dẫn. Bài viết sau đây, Luật sư X xin hướng dẫn các bác các bước để đăng ký kinh doanh đối khi mở dịch vụ spa, làm đẹp

Căn cứ:

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP
  • Quyết định 27/2018/QĐ-TTg
  • Nghị định sô 96/2016/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Kinh doanh spa, dịch vụ làm đẹp gồm những hoạt động gì

Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTgngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành nghề kinh doanh thì các mã ngành đăng ký kinh doanh liên quan đến dịch vụ spa, chăm sóc sắc đẹp bao gồm:

9610: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao). Chi tiết nhóm này gồm: Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…); 9631Cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Chi tiết nhóm này gồm:

  • Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ; phun thêu thẩm mỹ chân mày, mắt môi
  • Cắt, tỉa và cạo râu;
  • Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm…
  • Loại trừ: Làm tóc giả được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu).

Do vậy, theo quy định pháp lý nêu trên, Dịch vụ chăm sóc sắc đẹp (Spa) là hoạt động chăm sóc sắc đẹp không gây chảy máu, không thực hiện phẫu thuật trên cơ thể con người giống như bệnh viện hay thẩm mỹ viện.

2. Lựa chọn mô hình kinh doanh

Tùy theo nhu cầu cụ thể của từng người, từng nhóm người để lựa chọn các mô hình kinh doanh phù hợp nhất. Việc lựa chọn đúng mô hình kinh doanh là điều vô cùng quan trong, giúp cho việc quản lý được thuận tiện, dễ dàng. Bên cạnh đó, nó còn giảm thiểu việc phát sinh những mâu thuận giữa những người chủ, người quản lý kinh doanh. Đối với việc kinh doanh trong lĩnh vực spa, dịch vụ làm đẹp, các bác có thể lựa chọn giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp để đăng ký kinh doanh.

Đối với những cơ sở kinh doanh có quy mô nhỏ, có số lao động ít hơn 10 người có thể lựa chọn mô hình hộ kinh doanh để tối đa chi phí. Bởi lẽ, só tiền để đóng các loại phí, thuế hàng năm của hộ kinh doanh ít hơn so với các loại hình doanh nghiệp. Còn nếu cơ sở kinh doanh của các bác có quy mô lớn hơn, phải sử dụng nhiều nhân sự hơn ( >10 người) thì nên lựa chọn đăng ký kinh doanh với tư cách là các doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,… để phù hợp với pháp luật. 

3. Điều kiện để kinh doanh spa, dịch vụ làm đẹp

Trước khi thực hiện các bước đăng ký kinh doanh, nếu chủ thể kinh doanh đăng ký ngành nghề chăm sóc sắc đẹp không bao gồm hoạt động xoa bóp (massage) thì chủ thể tiến hành đăng ký kinh doanh bình thường theo thủ tục nêu phía dưới và được hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo mục 3 của bài viết này.

Nếu chủ thể kinh doanh đăng ký ngành nghề chăm sóc sắc đẹp có bao gồm hoạt động xoa bóp (massage) thì chủ thể kinh doanh tiến hành đăng ký hoạt động kinh doanh và phải đáp ứng các điều kiện sau: 

Thứ nhất, Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP về “Quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”.

Thứ hai, Đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP. Theo đó quy định về cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

1. Điều kiện về cơ sở vật chất: a) Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình. b) Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện sau đây: – Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sỹ hoặc nơi đón tiếp khách hàng; – Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa bóp in trên khổ giấy A1. c) Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng.

2. Điều kiện về thiết bị: a) Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh; b) Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ; c) Có đủ thuốc cấp cứu thông thường.

3. Điều kiện về nhân sự: a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sỹ hoặc y sỹ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền; b) Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm.

4. Cơ sở dịch vụ xoa bóp không thuộc loại hình phải cấp giấy phép hoạt động nhưng trong thời hạn 10 ngày, trước khi hoạt động phải có văn bản thông báo đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở để quản lý. Văn bản thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Thủ tục đăng ký kinh doanh ngành spa, dịch vụ làm đẹp

Đối với việc thành lập hộ kinh doanh:

Căn cứ theo Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của hộ gia đình trong ngành nội thất bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập hộ kinh doanh
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đất kinh doanh hợp pháp (Có thể là sổ đỏ hoặc giấy tờ thuê mượn)
  • Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh

Các bước thực hiện việc đăng ký kinh doanh

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ hợp lệ. Nộp kèm Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và Thông báo chứng nhận đủ điều kiện hoạt đọng của cơ sở xoa bóp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền 

Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, bạn nộp tại bộ phận một cửa của UBND cấp quận/huyện hoặc nộp online theo hệ thống dịch vụ công. Cụ thể là bộ phận một cửa của Phòng Tài chính Kế hoạch trực thuộc UBND cấp quận huyện nơi hộ kinh doanh dự kiến thành lập

Bước 3: Nhận kết quả

Khi bạn nộp hồ sơ, công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ sau 03 (ba) ngày làm việc, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.

Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.

Đối với việc thành lập các loại hình doanh nghiệp

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. (Phụ lục I-1 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT)

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.

4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Còn đối với loại hình công ty TNHH một thành viên thì hồ sở bao gồm hầu hết các loại giấy tờ nêu trên, riêng cần lược bỏ trong hồ sơ văn bản thuộc mục 3 nêu trên. Bên cạnh đó, nếu người thành lập công ty TNHH một thành viên là tổ chức thì cần bổ sung văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối.

Các bước thực hiện việc đăng ký kinh doanh

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ hợp lệ. Nộp kèm Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và Thông báo chứng nhận đủ điều kiện hoạt đọng của cơ sở xoa bóp được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền 

Bước 2: Bạn nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố nới bạn dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho Công ty của mình.

Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ, đó là:

  • Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, tại Hà Nội hiện nay phương thức này đã không còn được áp dụng.
  • Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Địa chỉ tại: https://dangkykinhdoanh.gov.vn) . Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh. 

Bước 3: Nhận kết quả. Khi bạn nộp hồ sơ, công chức tại bộ phận một cửa sẽ nhận hồ sơ và trả cho bạn giấy biên nhận đã nhận hồ sơ sau 03 (ba) ngày làm việc, bạn sẽ đến nhận kết quả theo giấy hẹn.

Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Còn nếu hồ sơ cần sửa đổi bổ sung thì bạn sẽ được nhận lại hồ sơ kèm theo các yêu cầu sửa đổi bổ sung từ người phụ trách. Khi đó bạn cần phải sửa hồ sơ và nộp lại.

Hy vọng bài viết có ích đối với các bác đang có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh spa, dịch vụ làm đẹp!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
 
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm