Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện năm 2023

bởi Nguyen Duy
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện

Chào luật sư, tôi mới mua bản quyền sáng chế xe máy điện từ một nhóm kỹ sư về xe máy để tại Nhật, hiện dòng xe máy này chưa đưa vào sản xuất hay lưu thông trên thị trường nên tôi đã mua lại và muốn độc quyền kinh doanh. Cũng chính vì muốn dòng xe của mình nổi bật trên thị trường xe máy điện nên tôi muốn đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng để đưa vào quảng cáo sản phẩm. Vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện ra sao? Xin được tư vấn.

Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng LSX tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện?

Xe máy điện là một trong những loại phương tiện được lưu thông bổ biến hiện nay, cũng chính vì thể thị trường kinh doanh xe máy điện cũng rất cạnh tranh về mẫu mã, phân loại hay nhãn hiệu, để tăng độ nhận dạng sản phẩm trên thị trường thì nhiều nhà kinh doanh, phân phối sẽ tạo nhãn hiệu cho xe máy điện.

Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung bởi Khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:

– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

  • Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
  • Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

– Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Theo quy định, có bắt buộc đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện hay không?

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện

Nhãn hiệu có vai trò rất trong trọng đối với sản phẩm, ngoài việc tăng độ nhận dạng ra thì còn giúp bảo hộ cho sản phẩm không bị sao chép, đánh cắp ý tưởng nhằm kinh doanh bẩn. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn thắc mắc liệu rằng việc đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện có bắt buộc hay không thì mời bạn tìm hiểu qua nội dung sau đây:

Tại Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về đăng ký bảo hộ như sau:

“1. Đơn đăng ký bảo hộ gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
b) Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;c) Giấy uỷ quyền, nếu đơn được nộp thông qua đại diện;
d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

  1. Đơn đăng ký bảo hộ và các giấy tờ giao dịch giữa người đăng ký và cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng yêu cầu:
    a) Giấy uỷ quyền;
    b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
    c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
    d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
  2. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên của đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng gồm:
    a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan nhận đơn;
    b) Giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
  3. Mỗi đơn chỉ được đăng ký bảo hộ cho một giống cây trồng.”

Phân nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện

Để đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện, trước hết người có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu phải nhắm được về phân loại sản phẩm/dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện thuộc nhóm số mấy. Nhằm phù hợp với nhu cầu đăng kinh doanh sau này, cụ thể như sau:

Nhóm 9
Máy đếm; mũ bảo hiểm; thiết bị báo động chống trộm; ắc quy điện dùng cho xe cộ; thiết bị nạp ắc quy; bình ắc quy.

Nhóm 12
Xe đạp điện; xe máy điện; xe ô tô điện.

Nhóm 35
Dịch vụ mua bán, xuất nhập khẩu: Máy đếm; mũ bảo hiểm; thiết bị báo động chống trộm; ắc quy điện dùng cho xe cộ; thiết bị nạp ắc quy; bình ắc quy. Xe đạp điện; xe máy điện; xe ô tô điện.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện năm 2023

Như đã trình bày ở trên, xe máy điện có nhóm đăng ký nhãn hiệu thuộc nhóm 9, 12 và 35 người có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xe máy điện sau khi xác định nhóm đăng ký phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình, thì có thể tra cứu, chọn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ. Hình thức nộp hồ sơ có thể là nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Hiện nay Cục Sở hữu trí tuệ có triển khai cổng thông tin để tiếp nhận đơn đăng ký online.

Tuy nhiên để nộp online người nộp đơn phải có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Phí đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện bao nhiêu?

Đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện là một thủ tục hành chính và phải thực hiện đúng quy trình, thủ tục từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép đăng ký, cũng chính vì thế việc đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện phải tốn một khoản chi phí theo, cụ thể như sau:

Ngoài hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thì phí đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện cũng được rất nhiều người quan tâm. Khi đăng ký nhãn hiệu sẽ tổ chức, cá nhân sẽ phải nộp các khoản phí, lệ phí sau đây:

– Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ

– Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ

– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung: 550.000 VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho xe máy điện”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý như trẻ em có được mang ngoại tệ ra nước ngoài cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Cần chuẩn bị hồ sơ gì để tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền?

Để tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền, cần chuẩn bị Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay còn gọi là đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải có các tài liệu sau đây:
Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản);
Mẫu nhãn hiệu (5 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);
Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);
Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra; dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng; huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).

Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu?

Hiện nay có 2 cách đăng ký nhãn hiệu độc quyền: thứ nhất, bạn có thể nộp đơn đăng ký tại cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền – ở đây là cục sở hữu trí tuệ theo địa chỉ trụ sở và văn phòng đại diện; thứ hai, để tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức thì có thể nộp theo hình thức online cũng tại địa chỉ website: http://www.noip.gov.vn

Tại sao phải đăng kí nhãn hiệu chứng nhận?

Ngày nay xuất hiện các mặt hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái xâm nhập nội địa. Người tiêu dùng hoang mang không biết liệu sản phẩm mình đang sử dụng có đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; nguồn gốc xuất xứ hay không? Đăng ký bảo hộ với mục đích giúp cho nhãn hiệu được chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn; hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Giúp cho thương hiệu đảm bảo được uy tín về mọi mặt. Khiến người tiêu dùng yên tâm hơn khi lựa chọn sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm