Thủ tục đăng ký xuất bản như thế nào năm 2023

bởi Nguyen Duy
Thủ tục đăng ký xuất bản

Chào luật sư, tôi là một tác giả viết sách tự do chuyên viết truyện ngắn, tự sự rất được giới trẻ ưa chuộng và công nhận. Cũng chính vì thế mới đây tôi đã hoàn thành một bộ sách trong đó đã chuẩn bị xong về thiết kế bìa, nội dung, khổ in, trình bày,… Tuy nhiên dù đã gửi cho các nhà xuất bản để hợp tác nhưng không thành vì thế tôi muốn tự xuất bản sách. Vậy thủ tục đăng ký xuất bản năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.

Để tìm hiểu thêm về chủ đề này mời quý độc giả cùng LSX giải đáp ngay sau đây nhé.

Quy định về hoạt động phát hành xuất bản phẩm

Việt Nam là một trong những đất nước có quy định và kiểm tra nghiêm ngặt về các hoạt động phát hành xuất bản phẩm nhằm tránh các trường hợp cố tình xuất bản các sản phẩm có các nội dung không phù hợp, cổ súy hay mang tính phản động. Quy định về hoạt động phát hành xuất bản phẩm được thể hiện như sau:

Căn cứ tại Điều 36 Luật Xuất bản 2012 quy định về hoạt động phát hành xuất bản phẩm như sau:

  • Cơ sở phát hành xuất bản phẩm bao gồm doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh xuất bản phẩm (sau đây gọi chung là cơ sở phát hành).

Nhà xuất bản được thành lập cơ sở phát hành xuất bản phẩm.

  • Cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.
  • Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập:
  • Người đứng đầu cơ sở phát hành phải thường trú tại Việt Nam; có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp;
  • Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
  • Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.
  • Điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành là hộ kinh doanh:
  • Chủ hộ phải thường trú tại Việt Nam;
  • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.

Thủ tục đăng ký xuất bản được thực hiện như thế nào?

Hiện nay, thị trường rất cởi mở và tạo nhiều điều kiện cho các tác giả mới được xuất bản các sản phẩm của mình vào thị trường, điều này cũng tạo ra các thị trường sản phẩm ở Việt Nam cũng đa dạng, nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên vẫn phải thực hiện thủ tục đăng ký xuất bản theo quy định như sau:

Căn cứ tại khoản 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 10 Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định về quy trình xác nhận đăng ký xuất bản như sau:

  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông phải xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản, cấp số xác nhận đăng ký xuất bản từng tác phẩm, tài liệu hoặc xuất bản phẩm tái bản và cấp mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN); trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
  • Trong quá trình xác nhận đăng ký, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền yêu cầu nhà xuất bản thẩm định hoặc giải trình về tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản để xác nhận đăng ký.
  • Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản đối với từng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm tái bản. Thời hạn để ra quyết định xuất bản chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký; trường hợp không thực hiện việc xuất bản, nhà xuất bản phải báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 31 tháng 3 của năm liền sau năm xác nhận đăng ký và số xác nhận đăng ký xuất bản, mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) đã được cấp không còn giá trị thực hiện.
  • Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết việc quản lý, vị trí, kích thước, yêu cầu kỹ thuật, cách thức ghi số xác nhận đăng ký xuất bản, mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN) và phương thức đăng ký xuất bản qua mạng Internet.

Khi tiến hành nhập khẩu bất cứ tài liệu nào từ nước ngoài; doanh nghiệp đều phải xin cấp phép nhập khẩu.

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh

Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ như trên; tại Sở thông tin truyền thông tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Với đơn vị ở trung ương nộp hồ sơ tại Cục Xuất Bản – In Phát Hành
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Trường thời gian thẩm định hồ sơ sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
– Nếu xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thì cơ quan cấp phép có thể cấp giấy phép cho 1 bản (hoặc một số bản) xuất bản phẩm để thẩm định
– Nếu xuất bản phẩm không có dấu hiệu vi phạm luật (hoặc đơn vị nhập khẩu; có thể cung cấp 1 bản thẩm định + kết quả thẩm định ) thì cấp giấy phép nhập khẩu.

Thủ tục đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh

Thủ tục đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh; theo quy định của pháp luật hiện nay như sau:

Thành phần hồ sơ
Việc nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh phải do cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm thực hiện. Và trước khi nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải lập hồ sơ đăng ký nhập khẩu; gửi Bộ Thông tin và Truyền thông và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh được chuẩn bị bao gồm; các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT:

– Đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm;

– Ba (03) bản danh mục xuất bản phẩm đăng ký nhập khẩu.

Trình tự thực hiện
Điều 39 Luật xuất bản 2012 có quy định về trình tự đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị, nộp hồ sơ

Hồ sơ được chuẩn bị thành 01 bộ bao gồm đầy đủ các giấy tờ theo quy định trên.

Hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh được nộp đến Cục Xuất bản, In và Phát hành. Cơ sở nhập khẩu thực hiện nộp hồ sơ thông qua một trong các hình thức sau:

– Nộp trực tiếp;

– Nộp qua đường bưu chính;

– Nộp trực tuyến theo hướng dẫn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm; Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đăng ký bằng văn bản; trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Trường hợp có sự thay đổi thông tin trong danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu; đã được xác nhận đăng ký, cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải có văn bản báo cáo; về nội dung thông tin thay đổi, đồng thời đăng ký những thông tin mới (nếu có); với Cục Xuất bản, In và Phát hành để xác nhận đăng ký bổ sung.

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm

Thủ tục đăng ký xuất bản

Để cá nhân, tổ chức được hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm thì phải chứng minh rằng cá nhân, tổ chức ấy có đầy đủ điều kiện và đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật là việc có được giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm.

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm bao gồm:

a) Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải thường trú tại Việt Nam, có văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

c) Có đội ngũ nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách trong trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.

d) Văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp cho người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải là bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm. Trường hợp người đứng đầu cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác, phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

e) Trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách, cần phải có ít nhất năm nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách, cụ thể: Phải có thâm niên công tác trong hoạt động xuất bản ở Việt nam từ 5 năm trở lên, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác nhưng có trình độ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu thẩm định nội dung sách nhập khẩu và có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục đăng ký xuất bản” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về Tách hợp thửa đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm?

Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đăng ký hoạt động tại Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông).
Cơ sở phát hành có trụ sở chính và chi nhánh tại cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký hoạt động với Sở Thông tin và Truyền thông.

Lập website/ ứng dụng bán các loại sách như sách giáo khoa, sách chuyên khảo, sách thiếu nhi, truyện… có phải xin giấy phép không ?

Cơ sở phát hành các loại sách như sách giáo khoa, sách chuyên khảo, sách thiếu nhi, truyện… là xuất bản phẩm thể hiện dưới dạng “Sách in” phải thực hiện việc đăng ký phát hành xuất bản phẩm.
Ngoài ra, cơ sở còn bán trên website do cơ sở thiết lập và sở hữu thì cần phải thực hiện thủ tục “Thông báo website thương mại điện tử bán hàng” với Bộ Công thương.

Đối tượng thực hiện được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm?

Doanh nghiệp
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Tổ chức nước ngoài
Tổ chức,đoàn thể

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm