Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

bởi Nguyen Duy
Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với người lao động khi kết thúc hợp đồng lao động nhưng không có việc làm thì lúc này bảo hiểm thất nghiệp sẽ giúp người lao động có một khoản tiền hỗ trợ cho người lao động, giúp giảm bớt nổi lo về kinh tế. Vậy thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 ra sao? Đây là một trong những câu hỏi Luật sư X được nhận từ phía quý đọc giả, vậy cụ thể như thế nào mời quý đọc giả cùng xem qua bài viết sau đây.

Căn cứ phép lý:

  • Luật Việc làm 2013

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, bảo hiểm thất nghiệp được xem là phao cứu sinh giải quyết không ít khó khăn cho người lao động.

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (theo khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).

Nhờ có các chính sách hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp mà rất nhiều người lao động đã vượt quá khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, từ đó góp phần giúp ổn định thị trường lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

Ai phải đóng bảo hiểm thất nghiệp?

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên, trừ người đang hưởng lương hưu, lao động giúp việc gia đình.

Lưu ý: Trường hợp người lao động ký nhiều hợp đồng lao động cùng lúc thì tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động được ký đầu tiên.

  • Người sử dụng lao động bao gồm:

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân.
Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau

  • Chấm dứt hợp đồng lao động trừ các trường hợp: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
  • Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
  • Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người lao động chết.

Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

Bước 1: Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm.

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

Sổ bảo hiểm xã hội.

Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định

Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thời hạn nộp: Trong 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc

Cách thức nộp:

  • Nộp trực tiếp.
  • Nộp hồ sơ online tại Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Bước 2: Chờ trung tâm dịch vụ việc làm giải quyết rồi nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thời hạn giải quyết: Nếu người lao động đủ điều kiện hưởng thì trong 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và gửi quyết định này cho người lao động.

Bước 3: Nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.

Thời hạn: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Một số trường hợp đặc biệt
Người lao động được ủy quyền nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện trong những trường hợp sau:

Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
Nếu hồ sơ đủ điều kiện: Nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và nhận trợ cấp theo nội dung tại Quyết định.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Trong đó:

  • Với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức hưởng hằng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.
  • Với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định (ngoài nhà nước) thì mức hưởng hằng tháng tối đa không qúa 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp:

  • Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
  • Cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  • Một người chỉ được nhiều lần tiền trợ cấp thất nghiệp nhưng chỉ được hưởng tối đa tổng không quá 12 tháng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dùng dịch vụ tư vấn pháp lý như tranh chấp đất đai không có sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023?

Người sử dụng lao động đóng 1%.
Người lao động đóng 1%.

Cách tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp (nhưng không được quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng).
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp?

Theo Điều 58 Luật Việc làm 2013 thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm