Thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu chính xác

bởi Nguyen Duy
Thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu

Cơ quan nhà nước khi có nhu cầu mua sắp về hàng hóa, xâp lấp công trình, cung cấp dịch vụ tư vấn,… thì có thể lựa chọn phương thức chỉ định thầu, với điều kiện nhà thầu này phải có đầy đủ các điều kiện theo luật định. Hiện nay để lựa chọn một nhà thầu đối với chỉ định thầu không phải đơn giản mà phải thực hiện đúng trình tự thủ tục. Vậy thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu năm 2023 ra sao? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 63/2014/NĐ-CP

Chỉ định thầu là gì?

Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các công việc: mua sắm hàng hóa, xây lắp, cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn…Theo đó, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật để áp dụng hình thức này. Chỉ định thầu có hai dạng là chỉ định thầu thông thường và chỉ định thầu rút gọn.

Vậy chỉ định thầu thông thường có thể hiểu là một hình thức chỉ định thầu mà quy trình diễn ra theo thủ tục thông thường gồm các bước sau: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng.

Không phải trong tất cả các trường hợp đều áp dụng chỉ định thầu mà việc áp dụng chỉ định thầu nói chung và chỉ định thầu thông thường nói riêng trong các trường hợp theo quy định tại Điều 22 Luật Đấu thầu năm 2013, cụ thể như: “Gói thầu cần

thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách; Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;…”

Thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu

Thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
Lập hồ sơ mời thầu:

– Quyết định phê duyệt dự án hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án, quyết định phê duyệt dự toán mua sắm đối với mua sắm thường xuyên và các tài liệu liên quan.

Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án thì căn cứ theo quyết định của người đứng đầu chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư;

– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;

– Tài liệu về thiết kế kèm theo dự toán được duyệt đối với gói thầu xây lắp; yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật đối với hàng hóa (nếu có);

– Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

– Các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu và các quy định khác liên quan

Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu: căn cứ hồ sơ mời thầu hoàn chỉnh cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thẩm định và trình phê duyệt.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, sẽ gửi nhà thầu hồ sơ yêu cầu để nhà thầu chuẩn bị

Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu
Trong quá trình đánh giá phải dựa vào tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu để đánh giá hồ sơ đề xuất. Đồng thời, mời nhà thầu tới thương thảo làm rõ các nội dung trong hồ sơ đề xuất.

Xét các điều kiện: hồ sơ đề xuất hợp lệ, có năng lực, kinh nghiệm và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt thì được đề nghị chỉ định thầu.

Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Bước 5: Hoàn thiện và ký hợp đồng
Căn cứ vào Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì hợp đồng được ký kết.

Gói thầu đào tạo dạy nghề có được áp dụng chỉ định thầu rút gọn hay không?

  • Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công;
  • Không quá 1 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
  • Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

Đối với trường hợp của đơn vị ông Đạt, việc áp dụng chỉ định thầu thực hiện căn cứ theo hạn mức nêu trên. Nếu gói thầu thuộc hạn mức chỉ định thầu thì được áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

Quy trình chỉ định thầu rút gọn

  1. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này:
    a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
    b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;
    c) Ký kết hợp đồng:
    Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
    Tuy nhiên đối với đào tạo dạy nghề có thể được xem là gói thầu cung cấp dịch vụ.

Theo đó đối với gói thầu có dự toán được duyệt 980 triệu đồng thì có thể sẽ không được áp dụng hình thức chỉ định thầu cũng như chỉ định thầu rút gọn.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như Thủ tục làm sổ hộ khẩu khi có sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Phương thức đấu thầu của chỉ định thầu rút gọn?

Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 28 Luật Đấu thầu số 2013, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng đối với chỉ định thầu gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp.
Theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; trường hợp gói thầu áp dụng theo quy trình chỉ định thầu rút gọn thì không ghi nội dung này.
Khi áp dụng chỉ định thầu theo quy trình rút gọn, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo hợp đồng ngay mà không phải trải qua bước bên mời thầu phát hành hồ sơ yêu cầu và nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất để bên mời thầu đánh giá trước khi thương thảo hợp đồng. Theo đó, đối chiếu với quy định tại Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT nêu trên, trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu và có giá gói thầu không quá 500 triệu đồng không cần thiết phải ghi nội dung về phương thức lựa chọn nhà thầu.

Chỉ định thầu thông thường có phải đăng báo không?

Theo quy định tại Điểm a và Điểm đ, Khoản 1, Điều 8 Luật Đấu thầu quy định, kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu phải được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Ngoài ra, căn cứ Điểm c, Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định, đối với thông tin quy định tại các Điểm a, d, đ, g và h, Khoản 1, Điều 8 của Luật Đấu thầu, các tổ chức chịu trách nhiệm đăng tải thông tin phải bảo đảm thời điểm tự đăng tải thông tin không muộn hơn 7 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành

Hạn mức chỉ định thầu thông thường là bao nhiêu?

Hạn mức chỉ định thầu được quy định tại Điều 54, Nghị định 63/2014/NĐ-CP theo đó:
“Điều 54. Hạn mức chỉ định thầu
Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:
Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm