Thủ tục nhập tên cha vào giấy khai sinh

bởi Luật Sư X
Thủ tục nhập tên cha vào giấy khai sinh

Giấy khai sinh là một giấy tờ quan trọng đối với một người khi vừa mới được sinh ra. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan mà phần thông tin của cha bị bỏ trống trong giấy khai sinh của con. Vậy muốn nhập thông tin cha vào giấy khai sinh, cần làm những thủ tục gì? Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Kính chào Luật sư, tôi là mẹ đơn thân, trước đây đã khai sinh cho con nhưng vì lý do cá nhân mà tôi đã không đưa tên cha của bé vào giấy khai sinh. Tôi rất hối hận và việc này gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sau này. Tôi muốn Luật sư hỗ trợ thủ tục nhập tên cha vào giấy khai sinh. Xin cảm ơn.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật hộ tịch số 2014;
  • Thông tư 15/2015/TT-BTP;
  • Nghị định số 123/2015/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn

1. Khi nào thì phải nhập tên cha vào giấy khai sinh?

Việc bổ sung tên cha vào giấy khai sinh cho con nghĩa là trong giấy khai sinh của con, phần thông tin của cha bị bỏ trống. Tại thời điểm này, theo nhu cầu của những người liên quan, muốn điền thêm thông tin cha vào giấy khai sinh của con. Việc khai thông tin này không nhất thiết, người cha phải là cha ruột của con bởi cha ruột hay cha nuôi đều có quyền khai sinh cho con.  

Trường hợp thêm tên cha vào giấy khai sinh cho con trong trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn và đã tự đăng ký khai sinh cho con nhưng bỏ trống phần cha. Nay theo sự thống nhất của vợ chồng, thừa nhận con là con chung thì làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con. 

Tham khảo bài viết: Xác định con chung của vợ chồng như thế nào?

Như vậy, trường hợp này, pháp luật cho phép có quyền nhận con mặc dù có thể đó không phải là con ruột. Khi hai bên thống nhất nhận con chung sau kết hôn, thì thông tin người cha này sẽ được ghi vào giấy khai sinh cho người con. 

Điều 13. Hướng dẫn đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt

2. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.

2. Thủ tục nhập tên cha vào giấy khai sinh

Thủ tục nhận cha cho con được quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BTP và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, ngày 15/11/2015 Q về đăng ký và quản lý hộ tịch như sau:

Bước 1: Người nhận cha cho con anh chị lập Văn bản thừa nhận con chung và nộp Tờ khai (theo mẫu tại Phụ lục 5 đính kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP) đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của anh/chị đến thực hiện thủ tục bổ sung hộ tịch (Điều 27 Luật Hộ tịch 2014)

Bước 2: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Lệ phí bổ sung hộ tịch trong trường hợp này là không quá 15.000 đồng (Điều 1 Thông tư 179/2015/TT-BTC Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục nhập tên cha vào giấy khai sinh. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm