Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thiết bị vệ sinh

bởi Vudinhha

Chất lượng đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng các trang thiết bị hiện đại, tiện ích càng cao, trong đó có thiết bị vệ sinh là sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hằng ngày của con người. Vì vậy, thị trường thiết bị vệ sinh phát triển rất ổn định nên thu hút được rất nhiều người muốn đầu tư kinh doanh ngành nghề này. Nếu bạn đã có ý tưởng kinh doanh đồ điện gia dụng, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ thủ tục thành lập công ty kinh doanh thiết bị vệ sinh.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Những thông tin cần biết khi thành lập công ty kinh doanh thiết bị vệ sinh:

Thiết bị vệ sinh là những đồ dùng thiết bị trong nhà tắm hay còn gọi là nhà vệ sinh. Cụ thể bao gồm các vật dụng như bồn cầu, chậu rửa mặt hay gọi là lavabo, sen vòi, phụ kiện nhà tắm, gương, bình nóng lạnh, chậu rửa bát, vòi rửa bát…

Những thông tin cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty kinh doanh thiết bị vệ sinh bao gồm:

Khi thành lập công ty kinh doanh thiết bị vệ sinh, chắc chắn bạn cần nắm bắt được những ngành nghề kinh doanh này, từ đó áp mã ngành theo đúng quy định. Sau đây là một số mã ngành nghề kinh doanh thiết bị vệ sinh phổ biến để bạn tham khảo:

  • Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng – Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh – mã ngành 4663
  • Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. Là hoạt động Bán lẻ gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh – mã ngành 4752
  • Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét – mã ngành 2392
  • Sản xuất sản phẩm từ plastic – Sản xuất đồ nhựa cho xây dựng như: Cửa nhựa, cửa sổ, mành, rèm, khung, ván chân tường, sàn tường hoặc tấm phủ trần dạng cuộn hoặc dạng tấm, bể hồ chứa nhân tạo, đồ thiết bị vệ sinh bằng nhựa như vòi tắm, bể bơi plastic, chậu tắm, chậu rửa mặt – mã ngành 2220
  • Trường hợp công ty kinh doanh thiết bị vệ sinh thực hiện xuất, nhập khẩu thiết bị vệ sinh có thể tham khảo Thông tư số 38/2015/TT-BTC hướng dẫn về kiểm tra giám sát hải quan; thủ tục hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa để biết về hồ sơ khai hải quan.

2. Thủ tục hành lập công ty kinh doanh thiết bị vệ sinh:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết

Để thành lập công ty kinh doanh thiết bị vệ sinh cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là tổ chức)
  • Giấy ủy quyền (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố nơi dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho công ty của mình.

Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ, đó là:

  • Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Nộp hồ sơ và lệ phí trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh. 
  • Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy đã scan khi nộp qua mạng. 

Sau khi nộp xong hồ sơ, sẽ nhận được một tờ giấy biên nhận hồ sơ hẹn thời gian bạn có thể nhận kết quả. Thời gian giải quyết hồ sơ thông thường sẽ là 03 ngày làm việc.

Lưu ý:

  • Hiện nay, Hà Nội yêu cầu bắt buộc phải nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng. Những trường hợp nộp trực tiếp sẽ bị từ chối.
  • Lệ phí đăng ký kinh doanh là 100.000 đồng/ lần đối với hồ sơ nộp trực tiếp tạo Phòng Đăng ký kinh doanh còn đối với đăng ký qua mạng sẽ được miễn phí.

Bước 3: Nhận kết quả

Theo lịch trên giấy hẹn, bạn nhận kết quả  tại bộ phận “một cửa” của Phòng đăng ký kinh doanh nơi nộp hồ sơ. Khi đó, sẽ có hai kết quả có thể xảy ra:

  • Hồ sơ hợp lệ: bạn sẽ được cấp  Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp và thông báo về cơ quan thuế quản lý 
  • Hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản từ chối cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp cho bạn đồng thời sẽ hướng dẫn bạn sửa đổi hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. 

Bước 4: Thủ tục sau thành lập

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:

  • Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).
  • Doanh nghiệp thực hiện thủ tục khắc con dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực hiện thủ tục khắc con dấu, đăng ký mẫu dấu theo quy định pháp luật.
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. (lệ phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 300.000 đồng)

Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư doanh nghiệp tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm