Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải

bởi Vudinhha

Để kinh doanh được những ngành nghề có điều kiện thì chúng ta phải xin được giấy phép con của các ngành nghề đó. Giấy phép con được coi là lệnh bài giúp cho các công ty có thể bắt đầu kinh doanh những ngành nghề có điều kiện. Vậy thì để xin được giấy phép con cho lĩnh vực kinh doanh vận tải thì cần phải làm như thế nào. Bài viết này sẽ giúp các bạn nắm rõ về điều đó.

Căn cứ:

  • Nghị định số 86/2014/NĐ-CP
  • Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT

Nội dung tư vấn

1. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải

  • Bước 1: Đầu tiên, các bạn cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Thủ tục này có thể được thực hiện tại một số cơ quan Nhà nước, tùy theo loại hình đăng ký kinh doanh mà bạn lựa chọn.
    Ví dụ bạn muốn thành lập công ty tại Hà Nội thì thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ được thực hiện tại Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố Hà Nội tại số 10A Nam Trung Yên. Còn nếu bạn lựa chọn hình thức là hộ kinh doanh cá thể hay hợp tác xã thì thủ tục đăng ký sẽ được thực hiện tại trụ sở UBND Quận/Huyện nơi mà chúng ta sẽ đặt trụ sở của cơ quan. Sau khi có kết quả đăng ký kinh doanh thì giai đoạn tiếp theo chúng ta có thể làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải.
  • Bước 2: Để xin được giấy phép kinh doanh vận tải thì hồ sơ cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ sau
    – Giấy đề nghị
    – Phương án kinh doanh
    – Văn bản ủy quyền
    – Giấy tờ chứng minh
    – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

2. Những lưu ý khi chuẩn bị và nộp hồ sơ

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải: trong giấy đề nghị các bạn cần lưu ý một số điểm như Tên đơn vị, tên giao dịch quốc tế, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, thông tin về giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, thông tin về người đại diện và cuối cùng là loại hình xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Với loại giấy tờ này thì có thể tìm mẫu có sẵn trên internet hoặc xin mẫu tại Sở GTVT.
  • Phương án kinh doanh vận tải: đối với loại giấy tờ này thì trái ngược với giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải, nó không có một mẫu chung thống nhất nhưng vẫn sẽ có những nội dung bắt buộc bao gồm: Tổ chức quản lý hoạt động vận tải của công ty( ví dụ: công ty có những phòng ban nào phụ trách về công tác kinh doanh vận tải, các phòng ban phụ trách hoạt động duy trì điều kiện an toàn giao thông, phòng ban giám sát,…); Phương án kinh doanh bao gồm thông tin về người quản lý hoạt động vận tải (yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm,…), danh sách số lượng đầu xe phù hợp với phương án kinh doanh của đơn vị, hợp đồng ký kết về phòng cháy chữa cháy, giám sát hành trình,…
  • Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì bước cuối cùng đó là nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa Sở GTVT của Tỉnh/Thành phố nơi công ty đặt trụ sở.Khi hồ sơ được tiếp nhận thì các bạn sẽ được trả “Phiếu hẹn” ghi rõ thời gian trả kết quả. Thời gian xử lý hồ sơ thông thường sẽ là 5 ngày làm việc. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và đúng theo yêu cầu thì các bạn sẽ nhận được thông báo bằng văn bản của Sở GTVT về việc bổ sung những thông tin chưa chính xác, những giấy tờ còn thiếu,…

Hi vọng bài viết hữu ích cho bạn!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm