Tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam cần lưu ý quy định gì?

bởi DangNgocHa
Tổ chức hội chợ triển lãm tại Việt Nam cần lưu ý quy định gì

Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động khá quen thuộc tại Việt Nam, được tổ chức định kì tại các địa phương từ nông thôn cho đến thành thị. Đây là hoạt động vừa giúp các thương nhân có dịp tập trung giao lưu vừa giúp thúc đẩy hoạt động mua bán trong khu vực khi người dân có dịp tới chơi, tham quan và mua sắm hàng hóa, trải nghiệm sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó hội chợ, triển lãm được tổ chức tốt còn góp phần quảng bá hình ảnh, thương hiệu của địa phương nơi diễn ra hội chợ, triển lãm. Pháp luật hiện nay có những quy định cụ thể nào về hội chợ, triển lãm? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua tình huống sau đây: “Công ty tôi sắp tới có kế hoạch tổ chức, tham gia triển lãm tập trung nhiều đối tác trong khu vực. Tôi thuộc bộ phận lên kế hoạch chuẩn bị cho buổi triển lãm, tuy nhiên vì là nhân viên mới nên chưa có nhiều kinh nghiệm, tôi muốn tìm hiểu về góc độ pháp lý khi tổ chức, tham gia hoạt động triển lãm để có thể làm việc tốt nhất với nhóm của mình. Mong Luật sư vấn!”

Căn cứ pháp lý

Luật Thương Mại 2005

Hội chợ, triển lãm là gì?

Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.

Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại thực hiện. . Kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân kinh doanh dịch vụ này cung ứng dịch vụ tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân khác để nhận thù lao dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.

Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại để tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân mà mình đại diện.

Thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam. Trong trường hợp muốn tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thực hiện.

Lưu ý khi tổ chức hội chợ, triển lãm

Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

Hội chợ, triển lãm thương mại tổ chức tại Việt Nam phải được đăng ký và phải được xác nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Trình tự, thủ tục, nội dung đăng ký và xác nhận việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam quy định tại điều 29-31 Nghị định 81/2018/NĐ-CP

Hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

Hàng hoá, dịch vụ không được phép tham gia hội chợ, triển lãm thương mại bao gồm:

– Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;

– Hàng hóa, dịch vụ do thương nhân ở nước ngoài cung ứng thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

– Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp trưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật.

Ngoài việc tuân thủ các quy định về hội chợ, triển lãm thương mại của Luật thương mại, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện quản lý chuyên ngành phải tuân thủ các quy định về quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá, dịch vụ đó.

Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại. Việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bán, tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

– Hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam được phép bán, tặng, cung ứng tại hội chợ, triển lãm thương mại; đối với hàng hóa nhập khẩu phải đăng ký với hải quan, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

– Hàng hóa thuộc diện nhập khẩu phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được bán, tặng sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

– Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại khoản 2 Điều 134 của Luật thương mại 2005 phải tuân thủ các quy định về quản lý chuyên ngành nhập khẩu đối với hàng hóa đó.

– Hàng hóa được bán, tặng, dịch vụ được cung ứng tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

– Thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận với thương nhân tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.

– Bán, tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ được trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định của pháp luật.

– Được tạm nhập, tái xuất hàng hoá, tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại.

– Tuân thủ các quy định về tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam.

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại

–  Niêm yết chủ đề, thời gian tiến hành hội chợ, triển lãm thương mại tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại.

– Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.

– Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại và các phương tiện cần thiết khác theo thoả thuận trong hợp đồng.

– Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.

– Thực hiện việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo thoả thuận trong hợp đồng.

Mời bạn tham khảo

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư X là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hàng hóa được bán, tặng, dịch vụ được cung ứng tại hội chợ, triển lãm có phải chịu thuế không?

Có! Hàng hóa được bán, tặng, dịch vụ được cung ứng tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Thương nhân nước ngoài có được trực tiếp tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam không?

Có! Thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam. Trong trường hợp muốn tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm