Trú quán là gì? Cách phân biệt Thường trú – Tạm trú – Lưu trú

bởi Nguyen Duy
Trú quán là gì

Cơ quan quản lý về lưu trú Việt Nam có thẩm quyền kiểm tra, giám sát và cập nhật thông tin kịp thời về lưu trú của công dân nhằm dễ dàng điều tra, truy tố tội phạm hay truy tìm người mất tích,… Cũng chính vì thế người dân cần phải thực hiện thủ tục thường trú, tạm trú theo quy định. Ngoài ra khái niệm về trú quán cũng được xuất hiện phổ biến. Vậy trú quán là gì? Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng LSX tìm hiểu qua bài viết sau.

Trú quán là gì theo quy định pháp luật?

Hiện nay khái niệm trú quán có thể hiểu là nơi sinh sống thường xuyên của một người bất kỳ, được xác định theo cấp hành chính từ cấp xã hoặc cấp huyện và cấp tỉnh, pháp luật cư trú của Việt Nam chưa có định nghĩa về trú quán mà chỉ có định nghĩa về nơi cư trú.

Theo đó tại Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định nơi cư trú của cá nhân là chỗ ở hợp pháp của người đó, nơi họ thường xuyên sinh sống, được xác định là nơi thường trú hoặc tạm trú.

Đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.

Như vậy, về bản chất thì trú quán là nơi cư trú của một công dân và được xác định là nơi người đó đăng ký thường trú hoặc nơi người đó đăng ký tạm trú.

Cách phân biệt Thường Trú – Tạm Trú – Lưu Trú

Tiêu chíThường trúTạm trúLưu trú
Khái niệmLà nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trúLà nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trúLà việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày
Bản chấtSinh sống thường xuyên, lâu dài chủ yếu tại nơi ở thuộc sở hữu của bản thân, gia đình hoặc thuê, mượn, ở nhờSinh sống thường xuyên nhưng có thời hạn nhất định chủ yếu là nhà thuê, mượnNghỉ lại tạm thời vì lý do công việc, du lịch, thăm hỏi… trong thời gian ngắn
Thời hạn cư trúKhông có thời hạn– Có thời hạn, tối đa 02 năm- Được gia hạn nhiều lầnThời hạn ngắn, dưới 30 ngày, mang tính nhất thời
Nơi đăng ký cư trú– Công an xã, phường, thị trấn;- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã– Công an xã, phường, thị trấn;- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã– Công an xã, phường, thị trấn;- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã
Điều kiện đăng kýThuộc một trong các trường hợp sau:- Có chỗ ở hợp pháp;- Nhập hộ khẩu về nhà người thân- Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ- Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở- Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội- Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu độngĐáp ứng 02 điều kiện:- Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú- Sinh sống từ 30 ngày trở lên– Nghỉ lại tại một địa điểm nhất định điểm nhất định không phải nơi thường trú- Không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú
Thời hạn thực hiệnTrong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và đủ điều kiện đăng ký thường trú– Không quy định.- Sinh sống trên 30 ngày phải đăng kýTrước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú trước 8h ngày hôm sau
Kết quả đăng kýĐược cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trúĐược cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trúĐược ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú

Hướng dẫn ghi quê quán trong giấy khai sinh

Trú quán là gì

Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc quan trọng của bất kỳ một cá nhân nào, các thông tin trên giấy khai sinh sẽ liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các giấy tờ khác cũng như các thủ tục hành chính sau này, vì thế, nội dung của giấy khai sinh cần phải được làm đúng.

Đối với việc ghi quê quán trong giấy khai sinh, theo Khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định: Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Ví dụ: Quê quán của bố là tại Lương Sơn – Hòa Bình, mẹ có quê quán tại Chương Mỹ – Hà Nội. Vậy khi đăng ký khai sinh cho bé, bố mẹ có thể thỏa thuận về quê quán cho con theo cha hoặc mẹ. Tức là bé có thể có quê quán tại Lương Sơn – Hòa Bình hoặc là Chương Mỹ – Hà Nội.

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề này còn có cách xác định nơi sinh cho bé, cụ thể cách ghi nơi sinh được quy định theo Khoản 3 Điều 31 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:

Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) thì ghi tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.

Trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế, bao gồm trường hợp sinh tại nhà, sinh trên phương tiện giao thông, trên đường, trong trại tạm giam, trại giam hoặc tại địa điểm khác thì ghi địa danh hành chính thực tế, nơi trẻ em sinh ra (ghi đủ 3 cấp đơn vị hành chính).

Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài thì Nơi sinh được ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại quốc gia liên bang thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó.

Trường hợp đăng ký lại khai sinh mà không xác định được đầy đủ thông tin về nơi sinh thì mục Nơi sinh ghi cấp tỉnh nếu sinh tại Việt Nam hoặc tên quốc gia nếu sinh ở nước ngoài (ví dụ: tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Hoa Kỳ).

Ví dụ: bé sinh tại Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì thì ghi rõ nơi sinh: bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội.

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề trên, còn có cách xác định bằng nơi sinh cho bé. Cụ thể cách ghi thông tin nơi sinh sẽ được quy định tại Khoản 3 Điều 31 của Thông tư số 04/2020/TT-BTP, cụ thể như sau:

Trường hợp trẻ được sinh tại bệnh viện, trạm y tế, nhà hộ sinh, cơ sở khám chữa bệnh (gọi chung là cơ sở y tế) thì ghi tên lên cơ sở ý tế và địa chỉ chị của cơ sở đó.

Trường hợp trẻ sinh ngoài cơ sở y tế sẽ được ghi danh nơi trẻ sinh ra, đảm bảo đầy đủ 3 cấp đơn vị hành chính.

Trẻ em sinh ra ở nước ngoài thì sẽ được ghi theo tên thành phố và quốc gia đó.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Trú quán là gì? Cách phân biệt Thường trú – Tạm trú – Lưu trú“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Quy trình thực hiện luân chuyển cán bộ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đăng ký tạm trú?

Tại Điều 28 Luật Cư trú 2020 quy định về hồ sơ đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú bao gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Thủ tục đăng ký tạm trú?

Tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú 2020 quy định về thủ tục đăng ký tạm trú như sau:
Bước 1: Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Không đăng ký tạm trú bị phạt thế nào?

Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, trong trường hợp sinh sống tại chỗ ở hợp pháp từ 30 ngày trở lên mà không đăng ký tạm trú thì sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm