Chủ nợ tự ý lấy tài sản của con nợ có vi phạm không

bởi
Do đã dùng nhiều cách để lấy lại số tiền cho vay nhưng bên đó vẫn quyết tâm không trả. Vì vậy A đã sang nhà B để lấy xe về coi như gán nợ. Hành động này có thể bị khởi tố hình sự hay không? 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

Với tâm lý làm mọi cách để có thể thu hồi được số tiền cho vay mà nhiều chủ nợ đã có những hành động vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép.

Một trong những hành động vi phạm pháp luật mà chủ nợ thường thực hiện đó là siêt nợ bằng các lấy các tài sản của con nợ. Tùy vào việc lấy tài sản công khai hay lén lút mà có 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Chủ nợ công khai lấy tài sản của con nợ, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa con nợ để lấy tài sản. Trường hợp này có dấu hiệu phạm tội cướp tài sản.

Khoản 1 Điều 168 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về Tội cướp tài sản như sau:

“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Trường hợp 2: Chủ nợ lén lút lấy tài sản của con nợ mà con nợ không biết. Trường hợp này có dấu hiệu phạm tội trộm cắp tài sản.

Khoản 1 Điều 173 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau:

“Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”

Tuy nhiên, việc xác định hành vi có bị truy cứu TNHS hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá hành vi vi phạm của người thực hiện. Nếu người lấy tài sản hiểu biết thấp, hành vi tuy có dấu hiệu phạm tội nhưng chưa gây nguy hiểm cho xã hội thì cũng có thể được xem xét không truy cứu TNHS.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Chủ nợ tự ý lấy tài sản của con nợ có vi phạm không. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm