Vì sao nên chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận?

bởi NguyenTriet
Chế độ tài sản vợ chồng là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật nói chung cũng như pháp luật về lĩnh vực hôn nhân gia đình nói riêng.  Theo pháp luật hiện hành, vợ chồng có thể lựa chọn một trong các chế độ tài sản do pháp luật quy định hoặc tự thiết lập một chế độ riêng với điều kiện không trái với pháp luật. Trên thực tế, ngày càng nhiều các cặp vợ chồng quyêt định lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận. Vậy, lí do gì khiến họ đưa ra những quyết định đó? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, hãy cùng  Luât sư X tìm hiểu, vì sao nên lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận nhé.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

1.Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là gì?

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là chế độ tài sản của vợ chồng được xác lập theo thỏa thuận của vợ chồng bằng văn bản được lập trước khi kết hôn quy định về quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng gồm: căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản đó và nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng. 

2.Nội dung chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. 

Theo quy định tại điều 15 Nghị định số126/2014/NĐ-CP ngày31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hôn nhân gia đình 2014, việc xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận có thể theo một trong các hướng sau: 

Một là, tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Việc xác đinh căn cứ xác lập tài sản chung, riêng của vợ chồng hoàn toàn do hai bên vợ chồng thỏa thuận, pháp luật không đưa ra bất cứ một quy định nào trong trường hợp này. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận tà sản riêng của vợ chồng bao gồm những tài sản mà vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân; tài sản mà mỗi bên vợ chồng có được từ trước khi kêt hôn hoặc được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân là tài sản riêng của vợ chồng. 

Hai là, giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ chồng mà tất cả tài sản do vợ chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kì hôn nhân đều thuộc tài sản chung.

Ba là, giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kì hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó. Chế độ tài sản riêng biệt như vậy cho phép mỗi bên vợ chồng có toàn quyền quản lí, định đoạt tài sản của riêng mình, không tồn tại khối tài sản chung.

3. Vì sao nên lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận? 

Không phải vô tình mà chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng ngày càng nhiều. Các cặp vợ chồng quyết định lựa chọn chế độ này vì những điểm phù hợp và thuận lợi của nó khi ứng dụng vào thực tế.

Thứ nhất, quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận có tính đa dạng, phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn của các cặp vợ chồng. Nếu áp dụng chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận, các cặp vợ chồng có thể thỏa thuận lựa chọn áp dụng từng loại chế độ tài sản nhỏ hơn như chế độ tài sản cộng đồng hoặc chế độ phân sản. Ngoài ra họ còn có quyền thỏa thuận, lựa chọn áp dụng song song cả hai chế độ tài sản này hoặc kết hợp cả hai chế độ này với các nội dung khác liên quan đến tài sản vợ chồng. Không những thế, những cặp vợ chồng còn có quyền thỏa thuận lựa chọn áp dụng cho họ một chế độ tài sản nào đó mà do chính bản thân các cặp vợ chồng thiết kế ra cho phù hợp với tình hình thực tế đời sống gia đình của mình. 

Thứ hai, lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận chính là một hình thức thực hiện nguyên tắc công dân có quyền quyết định các vấn đề của bản thân, trong đó có quyền sở hữu tài sản trong hôn nhân. Trong các quan hệ gia đình, vợ chồng có bổn phận, trách nhiệm phải đảm bảo những điều kiện về tinh thần cũng như vật chất cho sự tồn tại và phát triển của gia đình mình. Tuy nhiên, điều đó khộng có nghĩa là tất cả các cặp đôi đều phải thực hiện một chế độ tài sản chung nhất. Trong điều kiện kinh tế thị trường, tự do thỏa thuận cho phép vợ chồng tự quyết định quyền sở hữu trong gia đình, tạo khả năng mỗi bên có thể tự giác thực hiện các nghĩa vụ và quyền đã được thỏa thuận với nhau. 

Thứ ba, lựa chọn chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận đảm bảo quyền sở hữu tài sản của mỗi cá nhân. Tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập khác của mỗi bên vợ chồng trong thời kì hôn nhân là tài sản chung có thể dẫn đến thiếu công bằng, không đảm bảo được quyền sở hữu tài sản của vợ chồng. Chẳng hạn, một bên vợ hoặc chồng thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc tại lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc có hành vi phá tán tài sản, thì không thể có quyền sở hữu tài sảng ngang bằng với bên kia được. Khi đó, việc thỏa thuận trước về vấn đề tài sản  từ trước khi kết hôn sẽ đề cao tinh thần trách nhiệm của mỗi bên hơn đối với việc tạo lập khối tài sản trong thời kì hôn nhân. 

Thứ tư, việc phân chia tài sản sau ly hôn là vướng mắc trong hầu kết các vụ án ly hôn trong thời gian gần đây như phân chia tài sản chung, tài sản riêng trước và sau khi kết hôn, trách nhiệm với con cái… Vì vậy, xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản hay còn gọi là hợp đồng tiền nhân là một giải pháp giúp vấn đề phân chia tài sản, trách nhiệm thuận lợi hơn, các tranh chấp sẽ được giải quyết dễ dàng hơn, tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Mong bài viết hữu ích cho các bạn! 

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn nhanh 
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm