Phát ngôn bừa bãi trên mạng xã hội bị phạt như thế nào?

bởi

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định Hiến pháp 2013. Tuy nhiên, tự do cũng có mức độ và phạm vi cho phép và việc phát ngôn trên mạng xã hội cũng vậy, đặc biệt là trong thời đại thông tin hiện nay, cần phải lưu ý để tránh trường hợp vi phạm pháp luật.

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Mạng xã hội được hiểu là nơi kết nối sở thích, tâm trạng, chủ đề, tin tức, buôn bán,… tất tần tật các vấn đề xung quanh đời sống hàng. Cá nhân, tổ chức tham gia vào mạng xã hội có thể truy cập bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, việc phát ngôn bừa bãi ở đây bao gồm việc nói trực tiếp qua live stream hay đăng các bài viết, bình luận có nội dung phản cảm, xúc phạm hay có dấu hiệu trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng.

Nhiều cá nhân, tổ chức vì áp lực, bực bội vì lí do cá nhân có thể lên mạng xã hội, đưa những thông tin gây sốc, thậm chí chửi bới, lời nói không được lịch sự, nhiều khi đụng chạm tới nhiều người gây hậu quả đáng tiếc. 

Phát ngôn bừa bãi trên mạng xã hội có thể bị phạt hành chính

Công dân có quyền tự do ngôn luận tuy nhiên phát ngôn này không được làm ảnh hưởng tới lợi ích của người khác, tổ chức khác … Trong trường hợp mức độ vi phạm chưa lớn thì cá nhân có thể đối mặt với mức phạt cảnh cáo lên đến 300.000 đồng đối với hành vi phát ngôn bừa bãi trên mạng xã hội; với lời lẽ tục tĩu nơi công cộng theo Điều 5 nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

Tuy nhiên, khi cá nhân thực hiện phát ngôn bừa bãi gây ảnh hưởng, kích động chống phá thì mức xử phạt sẽ cao hơn rất nhiều, cụ thể ĐIều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP có quy định:

Điều 66. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Trong trường hợp doanh nghiệp tạo lập những nền tảng để sử dụng trong việc phát ngôn, đưa tin tuyên truyền chống phá nhà nước, kích động chiến tranh, xuyên tạc lịch sử mức cao nhất là 100.000.000 đồng theo Điều 64, 65 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

Điều 64. Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

Điều 65. Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Chủ động cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

b) Chủ động cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;

c) Chủ động đăng, phát bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;

d) Chủ động đăng phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

đ) Không thực hiện việc ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm quy định pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Phát ngôn bừa bãi trên mạng xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu phát ngôn bừa bãi trên mạng xã hội có yếu tố xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác; đủ tiêu chí cấu thành tội làm nhục người khác sẽ chịu mức phạt lên tới 5 năm tù được quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Trong trường hợp bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì cấu thành tội vu khống với hình phạt lên tới 7 năm tù theo điều 156 bộ luật hình sự 2015:

Điều 156. Tội vu khống

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Hành vi nhỏ, hậu quả lớn, mong các bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện môi trường, chịu trách nhiêm trước pháp luật về những gì mình nói ra.

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Dựng chuyện xúc phạm nhân phẩm của người khác bị xử lý ra sao?

Câu hỏi thường gặp

Bịa đặt vu khống bị xử lý thế nào?

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
+ Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
+ Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Làm nhục người khác bị xử lý thế nào?

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Phạm tội 02 lần trở lên; Đối với 02 người trở lên; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Đối với người đang thi hành công vụ; Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Làm nạn nhân tự sát.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm