Xác định lương đóng BHXH của từng nhân viên thế nào?

bởi Anh
Xác định lương đóng BHXH của từng nhân viên

Việc xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội cho từng nhân viên luôn là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được đóng theo hình thức doanh nghiệp hỗ trợ người lao động tham gia chính vì vậy để giảm thiểu chi phí nhiều doanh nghiệp thường đưa ra mức lương đóng bảo hiểm xã hội thấp hơn nhiều vưới mức lương của người lao động và chỉ đóng bảo hiểm với mức lương cơ bản. Vậy cách xác định lương BHXH của từng nhân viên như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Xác định lương đóng BHXH của từng nhân viên” dưới đây của Luật sư X để có thêm những thông tin cần thiết.

Căn cứ pháp lý

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

– Được tham gia và hưởng các chế độ.

– Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn làm việc.

– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động

– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.

– Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội.

– Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác.

– Được cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.

– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.  

Xác định lương đóng BHXH của từng nhân viên
Xác định lương đóng BHXH của từng nhân viên

Xác định lương đóng BHXH của từng nhân viên

Lương tham gia bảo hiểm xã hội là mức lương được ghi trong hợp đồng lao động đã được thỏa thuận ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mức lương này dùng để tính mức đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước về Luật Lao động.

Trong đó mức lương của người lao động để tham gia bảo hiểm xã hội không được thấp hơn mức tối thiểu vùng. Còn mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa không vượt quá 20 lần mức lương cơ sở theo quy định.

Theo Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu quy định như sau:

– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.

– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng 2022 được thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Như vậy, mức lương đóng BHXH bắt buộc tối thiểu năm 2022 sẽ là (đơn vị: đồng/tháng):

VùngNgười làm việc trong điều kiện bình thườngNgười đã qua học nghề, đào tạo nghềNgười làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểmNgười làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Công việc giản đơnCông việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghềCông việc giản đơnCông việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề
Vùng I4.420.0004.729.4004.641.0004.965.8704.729.4005.060.458
Vùng II3.920.0004.194.4004.116.0004.404.1204.194.4004.488.008
Vùng III3.430.0003.670.1003.601.5003.853.6053.670.1003.927.007
Vùng IV3.070.0003.284.9003.223.5003.449.1453.284.9003.514.843
Xác định lương đóng BHXH của từng nhân viên

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Xác định lương đóng BHXH của từng nhân viên chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Xác định lương đóng BHXH của từng nhân viên” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ đất ao chuyển sang đất thổ cư cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

 

Theo quy định hiện tại người lao động có thể đóng mức lương BHXH tối đa là bao nhiêu?

Mức lương đóng BHXH tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
Theo Nghị quyết 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Quốc hội quyết định lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết 23/2021/QH15. Như vậy, thay vì thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2022, Quốc hội đã quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức, viên chức.
Do chưa thực hiện cải cách tiền lương, nên mức lương cơ sở 2022 vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương tháng cao nhất để tính mức đóng BHXH bắt buộc = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng.

Cách xác định tiền lương tháng tính đóng BHXH bắt buộc như thế nào?

Luật Bảo hiểm y tế quy định mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Như vậy, việc tính đóng BHXH bắt buộc và BHYT sẽ được căn cứ theo cùng một mức tiền.
Khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm những khoản sau đây:
– Mức lương;
– Phụ cấp lương;
– Các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất như thế nào?

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động được quy định tại Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
– Người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất;
Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
+ Hằng tháng;
+ 03 tháng một lần;
+ 06 tháng một lần;
+ 12 tháng một lần;
+ Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm