Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thương mại như thế nào?

bởi Thùy Trang

Xin chào Luật sư X! Tôi mới tham gia vào kinh doanh nên còn nhiều vấn đề tôi chưa rõ và chưa có kinh nghiệm. Tôi muốn hỏi Luật sư cách xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thương mại. Mong luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc thắc của tôi. Xin cảm ơn.

Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư . Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật là gì?

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh trong đó các bên tham gia quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Đặc điểm của quan hệ pháp luật

Thứ nhất, quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí: quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí của con người, nó được hình thành thông qua hoạt động có ý chí của con người. Ý chí trong quan hệ pháp luật được thể hiện bao gồm ý chí nhà nước và ý chí của các bên chủ thể quan hệ đó trong sự phù hợp với ý chí nhà nước.

Pháp luật, công cụ điều chỉnh luôn chứa đựng ý chí nhà nước. Thông qua quy phạm pháp luật, mệnh lệnh của nhà nước được đặt ra đối với các bên tham gia quan hệ pháp luật, họ có thể làm gì, phải làm gì, làm như thế nào… Đây là cách thức xử sự phải tuân theo khi họ tham gia quan hệ pháp luật.

Các bên tham gia quan hệ pháp luật bày tỏ ý chí của mình bằng việc tiến hành các hoạt động hoạt động nhất định trên cơ sở cách thức xử sự mà quy phạm đã nêu. Tùy theo khả năng của mình thành con người có ích cho xã hội phù hợp với pháp luật và đồng thời thỏa mãn nhu cầu của họ.

Thứ hai, các bên tham gia quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện. Có thể là các bên được phép hoặc bắt buộc phải tiến hành những xử sự nào đó, những xử sự này do pháp luật quy định, đó là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật.

Bằng xử sự thực tế của mình, các bên tham gia quan hệ pháp luật đã cụ thể hóa các cách xử sựu mà quy phạm đã nêu thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cho mình. Trong trường hợp các bên thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ pháp lý thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, họ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình họ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mà nhà nước đã dự kiến trong phần chế tài của quy phạm pháp luật.

Phân loại quan hệ pháp luật

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của qua hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, quan hệ pháp luật được phân chia thành các loại tương ứng với các ngành luật: quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật đất đai…

Căn cứ vào tính xác định của các bên tham gia quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật tuyệt đối và quan hệ pháp luật tương đối. Quan hệ pháp luật tuyệt đối là quan hệ mà một bên của quan hệ là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Bên tham gia quan hệ được xác định là bên có quyền, các bên kia của quan hệ có nghĩa vụ tôn trọng các quyền này và không được vi phạm. Trong quan hệ pháp luật tương đối, các bên tham gia quan hệ pháp luật đều được xác định cụ thể, trong đó chỉ rõ cá nhân, tổ chức có những quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với nhau.

Tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là gì?

Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra trong hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật.

Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thương mại
Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại.

Đặc điểm của tranh chấp thương mại

Thứ nhất, tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể. Mâu thuẫn là trạng thái xung đột, đối xứng nhau về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tranh chấp. Các quan hệ thương mại có bản chất là các quan hệ tài sản nên nội dung tranh chấp thường liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên, bao gồm:

  • Mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, vận chuyển hàng hóa, mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, đầu tư tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp giữa các công ty với thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
  • Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại và pháp luật có quy định.

Thứ hai, những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phải phát sinh từ hoạt động thương mại. Căn cứ phát sinh tranh chấp chính là hành vi vi phạm hợp đồng và xâm phạm lợi ích của nhau. Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Thứ ba, tranh chấp thương mại chủ yếu là tranh chấp giữa các thương nhân. Ngoài thương nhân là là chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại, trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại khi trong các giao dịch bên không có mục đích sinh lợi chọn áp dụng luật thương mại.

Phân loại tranh chấp thương mại

  • Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.
  • Căn cứ vào số lượng các bên tranh chấp: tranh chấp thương mại bao gồm tranh chấp thương mại hai bên và tranh chấp thương mại nhiều bên.
  • Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp: tranh chấp thương mại gồm tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đầu tư, tài chính…
  • Căn cứ vào quá tình thực hiện: tranh chấp thương mại bao gồm các tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, kí kết hợp đồng và tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
  • Căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp: tranh chấp thương mại bao gồm: tranh chấp thương mại hiện tại và tranh chấp thương mại trong tương lai.

Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thương mại

Những tranh chấp thương mại

Theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là:

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
  • Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Thời hạn khiếu nại khi có tranh chấp thương mại

Theo Điều 318 Luật Thương mại 2005, thời hiệu khiếu nại được quy định như sau:

Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:

  • Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
  • Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
  • Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thương mại”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, tạm ngừng kinh doanh … Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp thương mại là gì?

Giải quyết các tranh chấp thương mại cần đáp ứng các yêu cầu chủ yếu sau:
– Nhanh chóng, thuận lợi, không làm hạn chế, cản trở các hoạt động kinh doanh, thương mại
– Khôi phục và duy trì các quan hệ hợp tác, tín nhiệm giữa các bên trong kinh doanh, thương mại
– Giữ bí mật kinh doanh, uy tín của các bên
– Ít tốn kém nhất.

Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại là gì?

Theo Điều 317 Luật Thương mại 2005, hình thức giải quyết tranh chấp bao gồm:
– Thương lượng giữa các bên
– Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
– Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

5/5 - (4 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm