Xin giấy xác nhận 2 chứng minh thư là 1 ở đâu?

bởi Thanh Hà
Xin giấy xác nhận 2 chứng minh thư là 1 ở đâu?

Khi muốn được cấp lại chứng minh nhân dân đã mất, cấp căn cước công dân hoặc làm thủ tục vay ngân hàng,…thì cần phải có giấy xác nhận 2 chứng minh thư là 1. Vậy xin giấy xác nhận 2 chứng minh thư là 1 ở đâu? Thủ tục ra sao? Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.

Cơ sở pháp lý

  • Nghị định số 05/1999/NĐ-CP
  • Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP
  • Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17/09/2013 sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP

Chứng minh nhân dân là gì?

Theo Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP quy định thì “Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.”

Xin giấy xác nhận 2 chứng minh thư là 1 ở đâu?
Xin giấy xác nhận 2 chứng minh thư là 1 ở đâu?

Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân

Căn cứ Điều 3 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP quy định về đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân như sau:

– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này.

– Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng.

Như vậy, Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân nên khi thay đổi hơn nữa mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và một số chứng minh nhân dân riêng nên khi bị mất Chứng minh nhân dân, làm thủ tục vay ngân hàng, làm căn cước công dân,… thì cần phải xin xác nhận 2 Chứng minh nhân là 1. Giấy xác nhận 2 chứng minh thư làm 1 có ý nghĩa rất lớn khi thực hiện những thủ tục hành chính phức tạp. Đặc biệt trong trường hợp khi cần xác nhận số chứng minh thư 9 số cũ sang số thẻ căn cước công dân mới là của một người.

Xin giấy xác nhận 2 Chứng minh nhân dân là 1 ở đâu?

Để xin xác nhận 2 số Chứng minh nhân dân là 1 được thực hiện tại Cơ quan công an có thẩm quyền, thông thường là Cơ quan Công an cấp Quận/Huyện tại nơi công dân đăng ký hộ khẩu thường trú, tại các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, thủ tục còn có thể được thực hiện tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội của thành phố.

Thẩm quyền xác nhận 2 Chứng minh nhân dân là 1:

Cơ quan Công an cấp quận/huyện hoặc Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội sẽ có thẩm quyền trong việc xác nhận 2 số CMND là của 1 người.

Thủ tục xin xác nhận 2 Chứng minh nhân dân là 1

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 05/1999/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 1 Nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP, thủ tục đổi chứng minh nhân dân, như sau:

– Đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi chứng minh nhân dân, trường hợp cấp lại thì đơn phải có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú;

– Xuất trình hộ khẩu thường trú;

– Chụp ảnh;

– In vân tay hai ngón trỏ;

– Khai tờ khai xin cấp chứng minh nhân dân;

– Nộp lại chứng minh nhân dân cũ.

Các bước thực hiện thủ tục

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ: Bao gồm Đơn xin xác nhận hoặc Giấy đề nghị xác nhận theo mẫu, Bản sao CCCD/CMND đang sử dụng, xuất trình Sổ hộ khẩu bản chính (nếu có yêu cầu)

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp tới Cơ quan công an có thẩm quyền thực hiện theo hai phương thức trực tiếp hoặc qua bưu điện

Bước 3: Kiểm tra hồ sơ

Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được phiếu hẹn ngày giờ trả kết quả, trong trường hợp hồ sơ còn thiếu sót, cần bổ sung, bạn sẽ nhận được những hướng dẫn chi tiết cho trường hợp của mình.

Bước 4: Nhận kết quả

Tới ngày nhận kết quả thủ tục hành chính, bạn mang theo CMND/CCCD quay lại Cơ quan Công an có thẩm quyền và sẽ nhận được Giấy xác nhận.Chứng minh nhân dân

Về thời hạn xác nhận 2 Chứng minh nhân dân là 1

Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17/09/2013 sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân: “Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan Công an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi, 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại; tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp”. Như vậy, sau khi hoàn tất giấy tờ và làm xong thủ tục thì trong thời hạn 7 ngày người thực hiện thủ tục cấp đổi sẽ nhận được chứng minh nhân dân mới.

Hiệu quả trong công tác xác nhận 2 chứng minh thư là 1

Việc chứng minh số chứng minh nhân dân cũ và mới là của một người, giúp giảm phiền hà cho người dân, giảm thiểu một số thủ tục và giảm tải công việc cho lực lượng làm nhiệm vụ cấp chứng minh nhân dân, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 18/2014/TT-BCA ngày 29/4/2014 quy định sẽ cắt góc Chứng minh nhân dân cũ (loại 9 số) để trả lại cho người dân. Những Chứng minh nhân dân cũ, bị cắt góc sẽ không còn giá trị pháp lý nhưng nó sẽ thay thế cho giấy xác nhận, chứng minh rằng số Chứng minh nhân dân loại 09 số và 12 số của công dân là một.

Cụ thể: Khi công dân đến đổi, cán bộ làm thủ tục có trách nhiệm thu chứng minh nhân dân 09 số, sau đó tiến hành theo 2 trường hợp. Một là, nếu còn rõ nét (ảnh, số chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Hai là, nếu Chứng minh nhân dân bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ, trả chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục và cấp giấy xác nhận số cho công dân. Ngoài ra, nếu người dân có yêu cầu, cơ quan công an vẫn có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cho người dân đó.

Như vậy, khi làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân (12 số), cần xuất trình bản cũ (9 số). Công an quận/huyện sau khi tiếp nhận, xem xét và cấp chứng minh nhân dân mới sẽ đồng thời cắt góc bản cũ và trả lại cho người thực hiện cấp đổi để thuận tiện cho việc xác nhận trong các giao dịch có liên quan. Ngoài ra, nếu cần thiết, người thực hiện thủ tục cấp đổi chứng minh nhân dân có thể yêu cầu cơ quan công an cấp giấy xác nhận 2 số chứng minh nhân dân đó là một.

Trên thực tế, hầu hết công dân hiện nay đều đã đổi từ Chứng minh nhân dân sang Căn cước công dân có gắn chip, việc chuyển đổi trên cũng giúp giảm bớt khá nhiều thủ tục rườm rà khi mà thông tin cá nhân của công dân đều được lưu lại trên cơ sở dữ liệu quốc gia kết hợp việc sử dụng công nghệ với Căn cước công dân có gắn chip sẽ giúp việc chuyển đổi, cấp lại, cấp mới và một số thủ tục khác trở nên dễ dàng hơn giảm thiểu gánh nặng cho bộ phận làm công việc này đồng thời tiết kiệm tối đa thời gian cho công dân.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Xin giấy xác nhận 2 chứng minh thư là 1 ở đâu?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện xin cấp phép bay flycam, Giấy phép sàn thương mại điện tử, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty mới trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có được sử dụng 02 chứng minh nhân dân cùng một lúc hay không?

Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 6 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP, khi công dân làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân phải nộp lại chứng minh nhân dân cũ. Vì vậy, công dân chỉ có thể dùng một Chứng minh nhân dân mới nhất được cơ quan công an cấp.

Khi nào thì sẽ bị thu hồi tạm, giữ chứng minh nhân dân?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 05/1999/NĐ-CP và Điểm b,c Khoản 3 Nghị định số 106/2013/NĐ-CP ngày 17/09/2013 sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP như sau:
– Chứng minh nhân dân bị thu hồi trong các trường hợp sau :
a) Bị tước hoặc thôi quốc tịch Việt Nam;
b) Ra nước ngoài định cư.
– Chứng minh nhân dân của công dân bị tạm giữ trong các trường hợp sau :
a) Có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật phải bị tạm giữ Chứng minh nhân dân;
b) Bị tạm giam, thi hành án phạt tù tại trại giam; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Xác nhận 2 chứng minh nhân dân có mất phí không?

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì thủ tục này không mất phí theo quy định hiện hành.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm