Xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị như thế nào?

bởi letrang19012000
Xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị như thế nào?

Xin chào Luật sư. Tôi là người dân sinh sống tại Hà Nội. Trước cửa nhà tôi có vỉa hè khá rộng. Tôi đã xây dựng cơi nới mái che ra để tiện cho việc buôn bán hàng hóa, kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên mới đây, tôi bị chính quyền đế lập biên bản vi phạm về trật tự xây dựng đô thị và yêu cầu lên làm việc. Vậy xin luật sư cho biết việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị như thế nào? Do kiến thức của tôi về pháp luật còn hạn chế nên tôi rất cần sự tư vấn, giúp đỡ nhiệt tình từ phía luật sư giải đáp cho tôi quy định của pháp luật về vấn đề này. Rất mong nhận được câu trả lời sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị như thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc.

Cơ sở pháp lý

Nghị định 139/2017/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Đô thị là gì?

Đô thị là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc vùng lãnh thổ bao gồm thị trấn, thị xã, thành phố (thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương).

Lĩnh vực xây dựng đô thị là gì?

Lĩnh vực xây dựng đô thị có thể được hiểu là lĩnh vực bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kỹ thuật thiết kế và thi công hạ tầng. Không giống các lĩnh vực sản xuất khác.Lĩnh vực xây dựng thường nhắm đến những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.

Xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị như thế nào?
Xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị như thế nào?

Xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị như thế nào?

Hiện này có 2 lỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng đô thị thường gặp là xây dựng sai giấy phép xây dựng mới và xây dựng sai giấy phép sửa chữa cải tạo. Cụ thể việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị đối với 02 lỗi vi phạm này được quy định tại Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Xây dựng sai giấy phép xây dựng mới

  • Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
  • Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị, công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
  • Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng (mức phạt này áp dụng đối với tổ chức).

Xây dựng sai giấy phép sửa chữa, cải tạo

  • Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
  • Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp nhà ở riêng lẻ tại đô thị hoặc công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
  • Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng (mức phạt này áp dụng đối với tổ chức).

Ngoài ra, tại khoản 8 Điều 15 Nghị định này còn quy định mức xử phạt đối với hành vi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm như sau:

  • Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị, công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng hoặc xây dựng công trình thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 35 – 40 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
  • Phạt tiền từ 300 – 350 triệu đồng đối với xây dựng công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng hoặc xây dựng công trình thuộc trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP (mức phạt này áp dụng đối với tổ chức).

Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng đến 12 tháng (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 9 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Buộc bổ sung phương tiện che chắn theo quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.

Thông tin liên hệ luật sư

Vấn đề Xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị như thế nào? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Thời điểm thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng là kgi nào?

Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi tiếp nhận thông báo khởi công, khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình bàn giao đua vào sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm.

Các nội dung về quản lý trật tự xây dựng gồm những gì?

Các nội dung về quản lý trật tự xây dựng bao gồm: 
– Đối với công trình được cấp giấy phép xây dựng: Việc quản lý trật tự xây dựng theo các nội dung của giấy phép xây dựng đã được cấp và quy định của pháp luật có liên quan;
– Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng, nội dung quản lý trật tự xây dựng gồm: kiểm tra sự đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng, sự tuân thủ của việc xây dựng với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành hoặc quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được phê duyệt và quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra sự phù hợp của việc xây dựng với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế đã được thẩm định đối với trường hợp thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong quản lý trật tự xây dựng là gì?

Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có các trách nhiệm sau trong hoạt động quản lý trật tự xây dựng: 
– Chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Tổ chức thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời khi phát sinh vi phạm trên địa bàn; thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn. Cụ thể, các quy định về việc thực hiện cưỡng chế công trình vi phạm trật tự xây dựng được quy định cụ thể tại Chương II, Chương VI, Nghị định 139/2017/NĐ-CP. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm