Buôn bán hàng cấm bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?

bởi Trần Thy
buôn bán hàng cấm bị phạt bao nhiêu năm tù

Hàng cấm là gì, đó là những mặt hàng hóa bị nhà nước Việt Nam cấm kinh doanh. Vậy nên việc vận chuyển, dự trữ buôn bán hàng cầm là hình vi vi phạm pháp luật rõ ràng đã được quy định. Vậy nên, tại Bộ luật hình sự 2015 tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hành cầm là một tội danh được quy định cụ thế với những điều kiện cấu thành rõ ràng tại điều 190 Bộ luật Hình sự. Khi đã nằm trong bộ luật hình sự chắc chắn sẽ có những chế tài riêng phạt tù. Vậy buôn bán hàng cấm bị phạt bao nhiêu năm tù?

LSX sẽ mang đến những thông tin liên quan đến vấn đề này trong bài viết sau cho các bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015

Thế nào là buôn bán hàng cấm?

Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hàng cấm gồm hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành và hàng hóa cấm sử dụng tại Việt Nam.

Khi đó, cá nhân, tổ chức có hành vi buôn bán các loại hàng trên thì được xem là đang buôn bán hàng cấm.

Điều kiện cấu thành Tội buôn bán hàng cấm?

Về mặt chủ thể của tội phạm: Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm về tội này khi đủ từ mười sáu tuổi trở lên và pháp nhân đã được thành lập theo quy định pháp luật.

Về mặt khách quan của tội phạm: Người phạm tội có hành vi vi phạm điều cấm pháp luật là buôn bán các mặt hàng cấm đã được nêu ở trên. Buôn bán hàng cấm là hành vi người phạm tội mua lại mặt hàng cấm từ trong nước hoặc nước ngoài; bán mặt hàng cấm ra ngoài thi trường dưới bất kỳ hình thức nào. Tội buôn bán hàng cấm được áp dụng cho người phạm tội là người bán hoặc người mua, tức chỉ cần một hành vi bán hoặc mua hàng cấm của người phạm tội thì đã bị truy cứu trách nhiệm về tội buôn bán hàng cấm.

Về mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội buôn bán hàng cấm có hành vi mang yếu tố lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội về tội buôn bán hàng cấm là muốn buôn bán để phát sinh lợi nhuận, khoản tiền thu được là khoản tiền bất chính.

buôn bán hàng cấm bị phạt bao nhiêu năm tù
Buôn bán hàng cấm bị phạt bao nhiêu năm tù

Buôn bán hàng cấm bị phạt bao nhiêu năm tù?

Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định về mức phạt đối với Tội buôn bán hàng cấm như sau:

Đối với cá nhân

Hình phạt chính

  • Khung 01:

Phạt tiền từ 100 triệu – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm nếu phạm tội thuộc trường hợp:

  • Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 – dưới 100kg hoặc từ 50 – dưới 100 lít;
  • Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 – dưới 3.000 bao;
  • Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 – dưới 40kg;
  • Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100 – dưới 300 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50 – dưới 200 triệu đồng;
  • Buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200 – dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100 – dưới 300 triệu đồng;
  • Buôn bán hàng hóa dưới mức quy định nêu trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung 02:

Phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 05 – 10 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 – dưới 300kg hoặc từ 100 – dưới 300 lít;
  • Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 – dưới 4.500 bao;
  • Pháo nổ từ 40 – dưới 120 kg;
  • Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300 – dưới 500 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200 – dưới 500 triệu đồng;
  • Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500 – dưới 01 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300 – dưới 700 triệu đồng;
  • Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 03 :

Phạt tù từ 08 – 15 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

  • Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300kg trở lên hoặc 300 lít trở lên;
  • Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
  • Pháo nổ 120 kg trở lên;
  • Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên;
  • Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 01 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700 triệu đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.

Đối với pháp nhân

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Hình sự thì bị phạt tiền từ 01 – 03 tỷ đồng;
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều 190 Bộ luật Hình sự thì bị phạt tiền từ 03 – 06 tỷ đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 190 Bộ luật Hình sự thì bị phạt tiền từ 06 – 09 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 03 năm.
  • Phạm tội thuộc trường hợp sau thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn:
  • Gây hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người;
  • Gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.

Mức phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng cấm

Mức phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng được quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  • Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng dưới 5 kilôgam hoặc dưới 5 lít;
  • Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao);
  • Buôn bán pháo nổ dưới 0,5 kilôgam;
  • Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 1.500.000 đồng.

(2) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  • Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 5 kilôgam đến dưới 10 kilôgam hoặc từ 5 lít đến dưới 10 lít;
  • Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao;
  • Buôn bán pháo nổ từ 0,5 kilôgam đến dưới 1 kilôgam;
  • Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 1.500.000 đồng đến dưới 2.500.000 đồng.

(3) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  • Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 10 kilôgam đến dưới 15 kilôgam hoặc từ 10 lít đến dưới 15 lít;
  • Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao;
  • Buôn bán pháo nổ từ 1 kilôgam đến dưới 2 kilôgam;
  • Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 2.500.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

(4) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  • Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 15 kilôgam đến dưới 20 kilôgam hoặc từ 15 lít đến dưới 20 lít;
  • Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 500 bao;
  • Buôn bán pháo nổ từ 2 kilôgam đến dưới 3 kilôgam;
  • Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng.

(5) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  • Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 20 kilôgam đến dưới 30 kilôgam hoặc từ 20 lít đến dưới 30 lít;
  • Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao;
  • Buôn bán pháo nổ từ 3 kilôgam đến dưới 4 kilôgam;
  • Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.

(6) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  • Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 30 kilôgam đến dưới 40 kilôgam hoặc từ 30 lít đến dưới 40 lít;
  • Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao;
  • Buôn bán pháo nổ từ 4 kilôgam đến dưới 5 kilôgam;
  • Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng.

(7) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  • Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 40 kilôgam đến dưới 50 kilôgam hoặc từ 40 lít đến dưới 50 lít;
  • Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao;
  • Buôn bán pháo nổ từ 5 kilôgam đến dưới 6 kilôgam;
  • Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

(8) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

  • Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng có số lượng từ 50 kilôgam trở lên hoặc từ 50 lít trở lên;
  • Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên;
  • Buôn bán pháo nổ từ 6 kilôgam trở lên;
  • Buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên.

Ngoài hình thức phạt tiền, cá nhân, tổ chức còn phải chịu các hình thức xử phạt bổ sung và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

  • Hình thức xử phạt bổ sung
  • Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 12 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP;
  • Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại (6), (7), (8).
  • Biện pháp khắc phục hậu quả
  • Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Trường hợp đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thì áp dụng quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan để xử phạt vi phạm hành chính.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Buôn bán hàng cấm bị phạt bao nhiêu năm tù” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thủ tục miễn nhiệm giám định viên pháp y. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Đồng phạm với tội buôn bán thuốc lá lậu bị xử lý ra sao?

Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh; cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm; Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng; hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Chở thuê hàng cấm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Các hành vi vận chuyển, thuê chở hàng cấm khác như rừng và lâm sản, động vật hoang dã, động vật nguy cấp quý hiếm, các loài ngoại lai xâm hại, chất thải, buôn lậu, tàng trữ chất ma túy, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, chất cháy, chất độc thì không phải là đối tượng của tội này mà cấu thành một tội danh riêng theo quy định của Bộ luật Hình sự

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm