Căn cứ gia hạn điều tra vụ án hình sự như thế nào?

bởi Đinh Tùng
Căn cứ gia hạn điều tra vụ an hình sự như thế nào?

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Đặng Minh Tâm, tôi có một người anh hiện đang bị truy tố hình sự tội giết người. Anh ấy bị nghi ngờ là thủ phạm trong vụ án giết hàng xóm gần nhà, tuy nhiên bản thân tôi là một người em kết nghĩa thân thiết của anh hoàn toàn không tin vào điều đó, tôi muốn vụ án này cần phải điều tra thêm nhưng không biết làm sao để gia hạn theo đúng quy định pháp luật. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi căn cứ gia hạn điều tra vụ an hình sự như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Căn cứ gia hạn điều tra vụ an hình sự như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015

Điều tra hình sự là gì?

Điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự (TTHS) thứ hai mà trong đó cơ quan Điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật TTHS và dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó quyết định: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là; Chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can.

Dựa vào những điều tra ban đầu quyết định đưa ra những quyết định về vụ án hình sự và chuyển tất cả các tài liệu về vụ án nhằm phục vụ cho việc điều tra của Viện kiểm sát nhân dân quản lý và truy tố trách nhiệm hình sự đối với phạm nhân.

Đây là một trong những hoạt động có tính chất rất quan trọng. Trách nhiệm và chính xác luôn được đặt lên hàng đầu cho những người thực hiện công việc điều tra. Vì vậy hoạt động luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu khi thực hiện nhiệm vụ.

Điều tra là hoạt động có mục đích khám phá sự thật khách quan phục vụ nhu cầu của con người. Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, điều tra là hoạt động khám phá, phát hiện tội phạm. Hoạt động điều tra được nhìn nhận và quy định khác nhau ở các quốc gia phụ thuộc vào quan điểm chính trị, chính sách hình sự, trình độ và cách thức tổ chức bộ máy phòng, chống tội phạm ở từng nước.

Giai đoạn điều tra vụ án hình sự có vai trò và ý nghĩa như thế nào?

Điều tra vụ án hình sự có những vai trò và ý nghĩa chủ yếu như sau:

– Một mặt, điều tra vụ án hình sự là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự của cơ quan (người) tiến hành có thẩm quyền đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thông qua các chứng cứ đã thu thập được, đồng thời cũng là một trong những phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm;

– Mặt khác, điều tra vụ án hình sự cũng góp phần loại trừ một thái cực khác trong hoạt động tư pháp hình sự, ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố bị can một cách không thận trọng, thiếu chính xác và do vậy, có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo xảy ra trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự (như: Truy tố của Viện kiểm sát hoặc xét xử của Tòa án không khách quan, vô căn cứ và trái pháp luật, làm oan những người vô tội);

– Và cuối cùng, điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi khởi tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án, cùng với các giai đoạn tố tụng hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội.

Căn cứ gia hạn điều tra vụ an hình sự như thế nào?
Căn cứ gia hạn điều tra vụ an hình sự như thế nào?

Căn cứ gia hạn điều tra vụ án hình sự như thế nào?

Các trường hợp được gia hạn điều tra

Điều 172 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định, trường hợp do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất 10 ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra cụ thể như sau:

– Tội phạm ít nghiêm trọng: Được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng

– Tội phạm nghiêm trọng: Được gia hạn 02 lần

+ Lần 01: Tối đa 03 tháng;

+ Lần 02: Tối đa 02 tháng.

– Tội phạm rất nghiêm trọng: Được gia hạn 02 lần, mỗi lần tối đa 04 tháng.

– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Được gia hạn 03 lần, mỗi lần tối đa 04 tháng.

Ngoài ra:

– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

– Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

Thẩm quyền gia hạn điều tra

Trường hợp 1: Thẩm quyền gia hạn điều tra tội phạm ít nghiêm trọng

Đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng thì thẩm quyền gia hạn điều tra thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực. Đối với trường hợp vụ án được thụ lý ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì thẩm quyền gia hạn điều tra thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.

Trường hợp 2: Thẩm quyền gia hạn điều tra tội phạm nghiêm trọng

Đối với loại tội phạm nghiêm trọng thì thẩm quyền gia hạn điều tra lần thứ nhất và lầm thứ hai thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực. Đối với các vụ án được thụ lý điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì thẩm quyền gia hạn điều tra thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.

Trường hợp 3: Thẩm quyền gia hạn điều tra tội phạm rất nghiêm trọng

Đối với loại tội phạm rất nghiệm trọng thì thẩm quyền gia hạn điều tra lần thức nhất, lầm thứ hai thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu. Đối với các vụ án được thụ lý ở cấp tỉnh và cấp quân khu thì thẩm quyền gia hạn thuộc về Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.

Trường hợp 4: Thẩm quyền gia hạn điều tra tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì thẩm quyền gia hạn điều tra lần thứ nhất, lần thứ hai thuốc về Viện kiểm sát nhân dân. Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu. Đối với gia hạn lần thứ 3 thì thẩm quyền thuộc về Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Đặc biệt: Thẩm quyền gia hạn điều tra thuộc về Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương đối với các vụ án được thụ lý ở cấp trung ương, vụ án được Cơ quan điều tra Bộ công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Căn cứ gia hạn điều tra vụ án hình sự như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về lệ phí làm sổ đỏ,… Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Quy trình xét xử phúc thẩm vụ án hình sự diễn ra thế nào?

Quy trình xét xử phúc thẩm vụ án hình sự theo Điều 354 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Bắt đầu phiên tòa và tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm: Được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
– Chủ tọa phiên tòa tiến hành hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không, nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không, nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
– Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.

Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định tại điều 346 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, theo đó:
– Trong thời hạn 60 ngày: Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm;
– Trong thời hạn 90 ngày: Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự Trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm
Bên cạn đó, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
– Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
– Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Đáng lưu ý, việc ra một trong các quyết định nêu trên phải được thực hiện trong thời gian nhất định:
– 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu;
– 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự Trung ương.
Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm tố tụng hình sự như thế nào?

Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm trong tố tụng hình sự
Theo Điều 344 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm như sau:
– Tòa án nhân dân tỉnh: Có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
– Tòa án nhân dân cấp cao: Có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.
– Tòa án quân sự cấp quân khu: Có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.
– Tòa án quân sự Trung ương: Có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm