Theo quy định chấm dứt hôn nhân là gì năm 2022?

bởi Thu Tra
chấm dứt hôn nhân là gì

Xin chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi theo quy định Luật hiện hành năm 2022 về việc chấm dứt hôn nhân, việc chầm dứt hôn nhân là hành vi như thế nào , quy định pháp luật về thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân. Kính nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề Chấm dứt hôn nhân là gì?

Tôi mong luật sư sớm trả lời giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc về “Chấm dứt hôn nhân là gì?” của bạn như sau:

Căn cứ pháp ý

Chấm dứt hôn nhân là gì?

Chấm dứt hôn nhân là Kết thúc sự tồn tại của quan hệ hôn nhân trước pháp luật. Hôn nhân là một trạng thái pháp lý, được xác lập bởi hành vi pháp lý của các cá nhân và của cơ quan hữu quan. Quan hệ này tồn tại lâu dài, bền vững, song nó không mang tính chất vĩnh cửu mà chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Khi những người tham gia muốn thay đổi trạng thái đó thì quan hệ này sẽ chấm dứt theo quyết định của tòa án.

Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

– Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là sự kiện pháp lý mà khi xuất hiện thì quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt.

Sự kiện pháp lý có thể là sự biến pháp lý hoặc hành vi pháp lý.

+) Sự biến pháp lý là những sự kiện có tính chất tự nhiên xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người, làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình. Chẳng hạn, vợ hoặc chồng chết sẽ làm chấm dứt quan hệ hôn nhân…+ Hành vi pháp lý là sự kiện nảy sinh do ý chí của con người (chủ thể của quan hệ pháp luật). Hành vi pháp lý là hình thức biểu hiện ý chí của các chủ thể nhằm tác động tới quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình của các chủ thể. Hành vi pháp lý có thể là hành động hoặc không hành động.

– Thông thường, để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình phải có sự xuất hiện từ hai sự kiện pháp lý trở lên.

– Để làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình cần phải có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình còn có nhóm căn cứ làm phục hồi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình. Đặc điểm của nhóm sự kiện làm phục hồi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là không làm phát sinh một quan hệ pháp luật mới mà chỉ làm phục hồi một quan hệ pháp luật đã bị chấm dứt trước đó.

chấm dứt hôn nhân là gì
chấm dứt hôn nhân là gì

Quy định pháp luật về thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân trong ly hôn

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân trong ly hôn như sau:

“Điều 57. Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn

  1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
  2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.”

Theo quy định tại khoản 2, Điều 282 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì bản án sơ thẩm của Tòa án nếu không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Như vậy, thời điểm chấm dứt hôn nhân trong ly hôn là thời điểm có hiệu lực của bản án hoặc quyết định cho ly hôn. Bản án hoặc quyết định cho ly hôn có tác dụng thiết lập một tình trạng pháp lý mới không tồn tại trước đó cũng như thiết lập các quyền mới của bên này hoặc bên kia.

Quy định pháp luật về thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân do vợ, chồng chết hoặc một bên bị Tòa án tuyên bố đã chết

Căn cứ theo Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chấm dứt quan hệ hôn nhân do vợ, chồng chết hoặc một bên bị Tòa án tuyên bố đã chết là trường hợp đặc biệt chấm dứt hôn nhân như sau:

“Điều 65. Thời điểm chấm dứt hôn nhân

Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.
Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.”

Như vậy, thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân là thời điểm vợ hoặc chồng chết hoặc một trong hai bên bị Tòa án tuyên bố đã chết. Việc giải quyết tài sản của vợ chồng khi một bên đã chết được thực hiện theo quy định pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chấm dứt hôn nhân là gì”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký khai sinh cho con có bố là người nước ngoài, cấp thẻ Căn cước công dân tại chỗ ở của công dân, mất năng lực hành vi dân sự,…  của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xử phạt hành chính đối với người ngoại tình với người đã có gia đình.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.
Như vậy, hành vi ngoại tình với người đã có gia đình có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng.

Hồ sơ ly hôn khi một bên ngoại tình gồm những gì?

Đơn xin ly hôn (nếu hai người thuận tình thì đơn của vợ; hoặc chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương; hoặc đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài);
Bản sao Giấy CMND/ CCCD (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có công chứng bản chính);
Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có); trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện;
Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);
Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);
Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ); thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu;
Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam; thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú; nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm