Chế độ của cựu chiến binh khi chết năm 2023

bởi Bảo Nhi
Chế độ của cựu chiến binh khi chết năm 2023

Số lượng hội cựu chiến binh tại nước ta khá cao cũng với đó là việc giải quyết chế độ tử tuất cho những đối tượng người có công luôn được Đảng và Nhà nước luôn được quan tâm. Để có thể đáp ứng nhu cầu an sinh xã hội, luật bảo hiểm xã hội hiện nay có những quy định cụ thể về chế độ tiền tuất, mai táng … đối với những người được phòng danh hiệu là cựu chiến binh. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Chế độ của cựu chiến binh khi chết” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật bảo hiểm xã hội năm 2014

Đối tượng được phong danh hiệu cựu chiến binh

Cựu chiến binh được xem như những người anh hùng có công với công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những người này đã tham gia trong đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm để nước ta được sống trong xã hội hòa bình, họ cũng có công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khi đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ sẽ gồm những đối tượng sau:

– Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

– Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;

– Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;

– Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;

– Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều kiện hưởng chế độ tử tuất của cựu chiến binh

Pháp luật Việt Nam hiện nay có những quy định chặt chẽ về chế độ tử tuất của cựu chiến binh cũng với đó cũng đã đặt ra những điều kiện để những cựu chiến binh đó nhận được một chế độ tử tuất hợp lý cũng như có thể làm hài lòng tất cả những người quan tâm.

Điều kiện hưởng chế độ tử tuất của cựu chiến binh được quy định như sau:

Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao gồm:

  • Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
  • Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế;
  • Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
  • Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc;
  • Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lưu ý: Trường hợp cựu chiến binh đã tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, khi từ trần nếu không thuộc diện hưởng chế độ mai táng phí theo Pháp lệnh Người có công và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người tổ chức mai táng được hưởng tiền mai táng phí theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chế độ của cựu chiến binh khi chết

Chế độ của cựu chiến binh khi chết năm 2023

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chế độ tử tuất đối với cựu chiến binh gồm những chế độ cụ thể như sau:

Trợ cấp mai táng

Đối tượng hưởng trợ cấp mai táng

Theo quy định, người lo mai táng cho quân nhân thuộc một trong những trường hợp nêu trên là người được nhận trợ cấp mai táng.

Mức hưởng trợ cấp

Theo quy định của pháp luật, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chết thì người lo mai táng cho người này được nhận trợ cấp mai táng một lần theo mức hưởng như sau:

Trợ cấp mai táng = 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động chết = 14.900.000 đồng

Thời điểm hưởng trợ cấp

Thời gian giải quyết chế độ mai táng phí là 25 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu quá thời hạn trên bố bạn chưa được giải quyết chế độ thì bạn có thể làm đơn kiến nghị gửi cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

Trợ cấp tuất hàng tháng

Đối tượng hưởng tiền tuất hàng tháng

Nếu người lao động chết thuộc một trong các điều kiện trên và thân nhân của Người lao động là quân nhân thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì thân nhân của người chết sẽ nhận được trợ cấp tuất hàng tháng, cụ thể:

Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

Lưu ý: Thân nhân để được hưởng tiền trợ cấp hàng tháng phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở (trừ trường hợp con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai).

Mức trợ cấp tuất hàng tháng

Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng. Mức trợ cấp tuất hàng tháng của thân nhân người lao lao động được xác định như sau:

Mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với mỗi thân nhân thì mức tiền tuất hàng tháng được xác định theo công thức sau:

Mức trợ cấp tuất/ thân nhân = 50% x Mức lương cơ sở = 745.000 đồng/tháng

Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng được xác định theo công thức sau:

Mức trợ cấp tuất/ thân nhân = 70% x Mức lương cơ sở = 1.043.000 đồng/tháng

Lưu ý:

Trường hợp người lao động chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không quá bốn người; trường hợp có từ hai người lao động chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng hai lần mức trợ cấp trên;

Người vừa hưởng lương hưu vừa hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất như người đang hưởng lương hưu chết.

Thân nhân dưới 18 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 được tiếp tục hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà người lao động chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

Thời điểm hưởng trợ cấp

Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân là tháng liền kề tháng người lao động là quân nhân từ trần.

Trường hợp người mẹ mang thai hộ khi người cha mất thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con là tháng con sinh ra.

Trợ cấp tuất một lần

Đối tượng hưởng tiền tuất 1 lần

Nhân thân của người lao động là quân nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được hưởng trợ cấp tuất một lần:

Thân nhân không thuộc đối tưởng hưởng tuất hàng tháng;

Thân nhân hưởng tuất hàng tháng có yêu cầu hưởng tuất 1 lần (trừ trường hợp con dưới 6 tuổi, vợ/chồng/con bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên);

Người lao động chết không có thân nhân (thực hiện theo luật thừa kế).

Mức hưởng tiền tuất 1 lần

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chết, thân nhân của người lao động đó được hưởng trợ cấp tuất một lần theo mức hưởng như sau:

Đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà chết, mức hưởng trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi qua đời:

Mức trợ cấp tuất 1 lần = 1,5 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội trước 2014 + 2 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội sau 2014

Trong đó:

Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm.

Trường hợp tính đến trước 01/01/2014, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn từ 01/01/2014.

Đối với người đang hưởng lương hưu mà chết, mức trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu:

Nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng;

Nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương hưu đang hưởng nếu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Cụ thể công thức để xác định tiền tuất 1 lần như sau:

Mức trợ cấp tuất 1 lần = 48 x Lương hưu – 2 x Mbqtl x Số năm đóng bảo hiểm xã hội sau 2014

Trong đó:

Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức trợ cấp tuất 1 lần thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.
Lưu ý:

Người lao động chết mà không có thân nhân (con đẻ, con nuôi, vợ/chồng, cha/mẹ đẻ, cha/mẹ nuôi, cha vợ/chồng, mẹ vợ/chồng hoặc thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình) thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật thừa kế.

Thân nhân là thành viên khác trong gia đình quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 mà chưa đủ 18 tuổi được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, không cần điều kiện bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

Trường hợp người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức trợ cấp tuất một lần bằng 3 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng.

Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng

Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện từ tháng liền kề sau tháng người lao động chết. Trường hợp khi bố chết mà mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của con tính từ tháng con được sinh ra.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chế độ của cựu chiến binh khi chết”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như download mẫu đơn ly hôn thuận tình. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Mức hưởng BHYT của cựu chiến binh năm 2023 là bao nhiêu?

Thông tin về mức hưởng Bảo hiểm y tế (BHYT) của cựu chiến binh năm 2023 có thể khác nhau tùy theo quy định của từng quốc gia hoặc khu vực. Đối với hệ thống pháp luật Việt Nam ban hành chính sách thì mức hưởng BHYT của cựu chiến binh năm 2023 là bao nhiêu? Thông tin chi tiết có ngay bên dưới, mời quý đọc giả theo dõi ngay!
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;”
Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng cựu chiến binh khi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được thanh toán chi phí với mức tối đa là 100%.

Chế độ trợ cấp khi thôi công tác Hội cựu chiến binh ra sao?

Theo đó, Cựu chiến binh đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với Cách mạng hàng tháng khi thôi công tác ở Hội Cựu chiến binh sẽ được hưởng trợ cấp.
Số tiền trợ cấp cụ thể được nêu cụ thể như sau:
Với Cựu chiến binh công tác tại cơ quan Hội Cựu chiến binh từ Trung ương đến cấp huyện và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã
Mức trợ cấp = ½ x [Lương chức danh + phụ cấp chức vụ (nếu có) + 5% mức lương tái cử, tái bổ nhiệm (nếu có)] x số năm công tác
Với Cựu chiến binh là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã
Mức trợ cấp = ½ x Phụ cấp hiện hưởng hàng tháng x Số năm công tác
Trong đó:
Số năm công tác là tổng thời gian khi có quyết định tham gia Hội đến khi có quyết định thôi công tác Hội cựu chiến binh. Nếu có thời gian tham gia đứt quãng thì được cộng dồn:
– Có tháng lẻ thì từ đủ 06 tháng trở lên được tính là 01 năm;
– Dưới 06 tháng thì được tính là ½ năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm