Công chức có được thừa kế đất nông nghiệp không?

bởi Nguyễn Tài
Công chức có được thừa kế đất nông nghiệp không

Xin chào LSX, tôi có vấn đề như sau mong được Luật sư hỗ trợ: Trước đây, bố mẹ tôi được Nhà nước giao một thửa đất nông nghiệp có điện tích khoảng 600m2. Sau khi bố mẹ tôi mất, tôi là người sử dụng thửa đất này, hiện tại thửa đất vẫn do bố mẹ tôi đứng tên. Gia đình tôi có hai anh em trai, anh tôi là công chức đang làm việc tại UBND huyện. Vậy, bây giờ thực hiện chia thừa kế đối với thửa đất này thì anh trai tôi có được thừa kế thửa đất nông nghiệp mà bố mẹ để lại không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho LSX. Đối với vấn đề “Công chức có được thừa kế đất nông nghiệp không?”, LSX trả lời như sau: 

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Bộ luật Dân sự 2015
  • VBHN Luật Cán bộ, công chức 2019

Đất nông nghiệp bao gồm những loại đất nào?

Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, đất đai hiện nay được phân thành 03 nhóm để quản lý, bao gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa xác định mục đích sử dụng. Trong đó, đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng với mục đích phát triển nông nghiệp như: trồng cây, sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, …Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

“a) Đất trồng cây hằng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;

b) Đất trồng cây lâu năm;

c) Đất rừng sản xuất;

d) Đất rừng phòng hộ;

đ) Đất rừng đặc dụng;

e) Đất nuôi trồng thủy sản;

g) Đất làm muối;

h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh”

Công chức là ai? Những việc công chức không được làm

Công chức là những người thực hiện quyền lực Nhà nước trong phạm vi, lĩnh vực mà pháp luật quy định. Ví dụ như: Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chánh án, thư ký tòa, … Mỗi ngạch, chức vụ, chức danh đều có những quyền hạn và trách nhiệm riêng. Khái niệm công chức được định nghĩa cụ thể Khoản 2 Điều 4 VBHN Luật Cán bộ, công chức 2019 như sau: 

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng có những quy định về những việc mà công chức không được làm tại Điều 18, 19, 20 VBHN Luật Cán bộ, công chức 2019 như sau; 

Điều 18. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ

1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của Nhân dân trái pháp luật.

3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

Điều 19. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước

1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.

Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm

Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.”

Công chức có được thừa kế đất nông nghiệp không

Người không được hưởng di sản thừa kế

Căn cứ các quy định về thừa kế tại Bộ luật Dân sự 2015 thì những người có tên trong di chúc hoặc những người thừa kế theo pháp luật thuộc các hàng thừa kế đều có thể được hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, đối với những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người để lại di sản hoặc những người thừa kế khác thì có thể bị tước quyền thừa kế nếu thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 

1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”

Tuy nhiên, những cá nhân thuộc một trong những trường hợp nêu trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Công chức có được thừa kế đất nông nghiệp không?

Đất nông nghiệp là một trong hai nhóm đất cơ bản theo quy định tại Luật Đất đai 2013. Hiện nay, pháp luật đã có những hạn chế trong việc nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp nói chung và nhận thừa kế đất nông nghiệp nói riêng để bảo bảo quỹ đất nông nghiệp. Chính vì vậy, có khá nhiều cá nhân vẫn băn khoăn về việc liệu công chức có được thừa kế đất nông nghiệp không. Về vấn đề này, LSX trả lời như sau:

Điều 190 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

“Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.”

Và, Điểm d Khoản 1 Điều 169 Luật này cũng có quy định: 

“Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế quyền sử dụng đất” 

Cùng với những phân tích tại phần thứ hai, pháp luật hiện hành không có quy định hạn chế công chức nhận thừa kế quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp. Vì vậy, cá nhân là công chức vẫn được nhận thừa kế theo quy định pháp luật nếu không thuộc các trường hợp mà pháp luật nghiêm cấm. 

Mời bạn xem thêm: 

Khuyến nghị

LSX là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Công chức có được thừa kế đất nông nghiệp chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai Công ty LSX luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ: 

Vấn đề “Công chức có được thừa kế đất nông nghiệp không?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp: 

Nhận thừa kế đất nông nghiệp có cần Giấy chứng nhận không?

Căn cứ  Khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 thì: “[…] trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”  
Như vậy, khi nhận thừa kế đất nông nghiệp thì thửa đất đó không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận những bắt buộc phải đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận theo quy định. 

Những trường hợp nào không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất?

Căn cứ Điều 191 Luật Đất đai 2013, những trường hợp nào không được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất bao gồm: 
“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.”

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm