Ngân sách nhà nước dùng để làm gì?

bởi Ngọc Trinh
Ngân sách nhà nước dùng để làm gì?

Khách hàng: Xin chào Luật sư của LSX. Tôi là một độc giả của LSX. Hôm nay có vài thắc mắc lên đây nhờ Luật sư giải đáp giúp. Đó là vấn đề liên quan đến ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước là gì? Các khoản thu chi như thế nào? Và Ngân sách nhà nước dùng để làm gì? Mong Luật sư phản hồi sớm nhất có thể ạ.

Luật sư: Xin chào bạn! Sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu vấn đề bạn quan tâm nhé!

Căn cứ pháp lý

Ngân sách nhà nước là gì?

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Đặc điểm của ngân sách nhà nước gồm có:

  • Là bản dự toán thu chi của Nhà nước hoặc một kế hoạch thu chi của Nhà nước dự trù trong thời hạn 1 năm.
  • Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
  • Mục đích của ngân sách nhà nước là thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

Ngân sách nhà nước dùng để làm gì?

Ngân sách nhà nước có cấu trúc gồm phần thu ngân sách nhà nước và phần chi ngân sách nhà nước. Phần chi ngân sách nhà nước chính là việc dùng ngân sách nhà nước.

Thu ngân sách nhà nước là hoạt động của nhà nước nhằm tập trung được một bộ phận của cải xã hội để lập quỹ ngân sách nhà nước và chi cho nhu cầu của nhà nước. Thu ngân sách nhà nước bao gồm:

  • Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;
  • Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
  • Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;
  • Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Chi ngân sách nhà nước là hoạt động của nhà nước nhằm mục đích phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Chi ngân sách nhà nước bao gồm:

  • Chi đầu tư phát triển;
  • Chi dự trữ quốc gia;
  • Chi thường xuyên;
  • Chi trả nợ lãi;
  • Chi viện trợ;
  • Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước như thế nào?         

– Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.

– Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.

Ngân sách nhà nước dùng để làm gì?
Ngân sách nhà nước dùng để làm gì?

– Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

– Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:

  • Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
  • Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.

– Bội chi ngân sách địa phương:

  • Chỉ ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;
  • Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
  • Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước.

– Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:

  • Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
  • Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;
  • Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.

Quản lý ngân sách nhà nước như thế nào?

– Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

– Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.

– Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ thu theo quy định của pháp luật.

– Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Ngân sách các cấp, đơn vị dự toán ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ khối lượng xây dựng cơ bản, nợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên.

– Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; xoá đói, giảm nghèo; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác.

– Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước.

– Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị – xã hội.

– Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.

– Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

– Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật đầu tư công và quy định của pháp luật có liên quan.

– Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Trường hợp được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ theo quy định của pháp luật thì phải phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và chỉ thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; có khả năng tài chính độc lập; có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Ngân sách nhà nước dùng để làm gì?” . Hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ giải đáp thỏa đáng thắc mắc vấn đề mà bạn đang quan tâm. Chúng tôi cũng hy vọng rằng những thông tin trên sẽ có ích cho quý khách hàng của LSX về ngân sách nhà nước. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc các dịch vụ khác như hồ sơ giải thể công ty, quyết tạm ngừng kinh doanh, cấp phép bay flycam,… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Ngân sách nhà nước dùng để chi thường xuyên nghĩa là gì?

Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tại sao ngân sách nhà nước được gọi là đạo luật thường niên?

Ngân sách nhà nước được gọi là đạo luật thường niên vì ngân sách nhà nước là bản dự toán thu chi của nhà nước hoặc một kế hoạch thu chi của nhà nước dự trù trong thời hạn 1 năm. Và mỗi năm lập một lần nên được gọi là đạo luật thường niên.

Quá trình ngân sách gồm mấy giai đoạn?

Quá trình ngân sách gồm 3 giai đoạn:
– Lập dự toán ngân sách nhà nước.
– Chấp hành ngân sách nhà nước.
– Quyết toán ngân sách nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm