Thủ tục hủy bỏ di chúc năm 2023 như thế nào?

bởi Nguyen Duy
Thủ tục hủy bỏ di chúc

Chào luật sư, tôi năm nay 70 tuổi và bị tai biến nặng, vài tháng trước do sức khỏe đi xuống trầm trọng và dự liệu mình sẽ không sống nổi 1 tháng nên tôi đã lập một di chúc để phân chia di sản cho con cháu. Tuy nhiên, nay sức khỏe tôi đang chuyển biến tốt lên và chưa có dấu hiệu phát bệnh lại nên tôi muốn hủy đi di chúc đã lập. Vậy thủ tục hủy bỏ di chúc năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.

Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Di chúc là gì?

Di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

  • Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng
  • Di chúc bằng văn bản (điều 628), bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng, Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
  • Di chúc miệng: Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng và sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
  • Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật; Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc; Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.; Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
  • Nội dung của di chúc, bao gồm: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản; Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
  • Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

Các trường hợp hủy bỏ di chúc

Các trường hợp di chúc bị hủy bỏ:

  • Đặc thù đối với di chúc miệng thì sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
    Các di chúc được lập bằng văn bản, người lập di chúc có quyền hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
    Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
    Ngoài chủ thể lập di chúc, không ai đương nhiên có quyền hủy bỏ di chúc.
  • Trường hợp, sau khi người lập di chúc chết, các bên có căn cứ cho rằng di chúc không hợp pháp vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Tranh chấp yêu cầu hủy bỏ di chúc không đồng nghĩa với yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên vô hiệu đối với di chúc đó.

Như đã phân tích ở trên thì tuyên bố di chúc vô hiệu khác với việc hủy bỏ di chúc mặc dù cả hai thuật ngữ đều nhằm chấm dứt sự điều chỉnh của nội dung di chúc đối với phần di sản thừa kế. Di chúc vô hiệu do 02 nguyên nhân chính:

  • Việc lập di chúc trái pháp luật.
  • Việc áp dụng di chúc không còn phù hợp với thực tế.

Thủ tục hủy bỏ di chúc năm 2023

Thủ tục hủy bỏ di chúc

Công chứng di chúc

  1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
  2. Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.
    Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng.
  3. Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.
    Theo quy định trên, thì khi người lập di chúc muốn hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc hủy bỏ đó.

Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc hủy bỏ di chúc đó.

Hồ sơ yêu cầu hủy bỏ di chúc đã công chứng cần chuẩn bị các giấy tờ gì?

  1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
    a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
    b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
    c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
    d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
    đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

    Từ quy định thì thành phần hồ sơ công chứng văn bản hủy bỏ di chúc gồm các loại giấy tờ sau:
  • Phiếu yêu cầu công chứng tại trụ sở hoặc Phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu có);
  • Dự thảo Văn bản hủy bỏ di chúc (nếu có);
  • Bản chính Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn thời hạn và giá trị sử dụng;
  • Bản chính Di chúc đã được công chứng của người yêu cầu;
  • Sổ hộ khẩu của người yêu cầu.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục hủy bỏ di chúc”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như thủ tục hủy bỏ đăng ký hiến tạng ở người sống cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc?

Vì di chúc là một giao dịch dân sự nên tranh chấp hủy bỏ di chúc được xem xét là tranh chấp về giao dịch dân sự. Do đó, căn cứ Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Nếu phát hiện di chúc hiện đang áp dụng cho việc phân chia di sản thừa kế vô hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp thì được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Sau khi xem xét đơn khởi kiện, nếu đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ gửi người khởi kiện thông báo đóng tạm ứng án phí giải quyết vụ án. Khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án.
Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án;
Xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị).

Lệ phí công chứng hủy bỏ di chúc đã công chứng?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định phí công chứng việc huỷ bỏ di chúc là 25.000 đồng. Ngoài khoản phí công chứng, người lập di chúc còn có thể phải trả thêm thù lao công chứng theo quy định của từng Văn phòng/Phòng công chứng nhưng không được cao hơn hạn mức do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

Có phải bản di chúc sau cùng mới có hiệu lực pháp luật?

Căn cứ Điều 643 Bộ luật Dân sự về hiệu lực của di chúc thì di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp:
– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc
– Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Như vậy, theo quy định nêu trên, dù có nhiều bản di chúc nhưng chỉ có bản di chúc hợp pháp cuối cùng của người đó mới có hiệu lực.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm