Chế độ nghỉ phép của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

bởi Nguyễn Tài

Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng “của dân, do dân, vì dân”, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân và lợi ích của quốc gia – dân tộc. Trong đó, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng lòng cốt của quan đội. Để đảm bảo quyền lợi của sĩ quan Quân đội, Nhà nước ta đã xây dựng các chế độ nghỉ ngơi đối với sĩ quan, trong đó, chế độ nghỉ phép của sĩ quan Quân đội luôn là vấn đề mà khá nhiều người quân tâm. Vậy, chế độ nghỉ phép của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào? Ngoài nghỉ phép, sĩ quan được hưởng những chế độ gì? Khi nào sĩ quan bị đình chỉ chế độ nghỉ phép? …. Để giải đáp những câu hỏi này, mời các bạn cùng với LSX tìm hiểu bài viết “Chế độ nghỉ phép của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới đây”.

Sĩ quan Quân đội nhân dân là ai?

Đối với Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới , quân đội là yếu tố then chốt và quan trọng nhất để giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo đảm an ninh quốc gia. Trong đó, sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của quân đội nước ta và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Theo quy định Điều 1 VBHN Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2019 thì: “Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

Ví dụ: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh quân đoàn, …

Các chế độ nghỉ phép của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Nghỉ phép là chế độ bảo đảm quyền lợi cho sĩ quan. Theo đó, nghỉ phép được hiểu là thời gian mà sĩ quan được phép tạm giác lại công việc, nhiệm mà mình đang đảm nhiệm để dành thời gian giải quyết những công việc cá nhân khác trong khung giờ làm việc. Ngoài ra, trong những ngày nghỉ phép, sĩ quan được hưởng nguyên lương và những khoản phụ cấp khác theo quy định.

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 153/2017/TT-BQP, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được hưởng 02 chế độ nghỉ phép là chế độ nghỉ phép năm và chế độ nghỉ phép đặc biệt.

Chế độ nghỉ phép năm

Nghỉ phép năm là chế độ nghỉ phép mà số ngày nghỉ được ấn định trong một năm làm việc của sĩ quan. Hay nói cách khác, mỗi năm làm việc, sĩ quan sẽ được nghỉ một số ngày nhất định mà vẫn được hưởng nguyên lương và các chế độ phụ cấp khác. Chế độ nghỉ cụ thể của sĩ quan sẽ được lập kế hoạch cụ thể dựa trên nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và công tác của đơn vị. Đối với các đơn vị không thuộc khối sẵn sàng chiến đấu, tùy theo tính chất và yêu cầu nhiệm vụ để thực hiện cho phù hợp. Các học viện, nhà trường chủ yếu bố trí cho sĩ quan nghỉ phép vào dịp hè.

Chế độ nghỉ phép năm của sĩ quan được quy định tại Điều 4 Thông tư 153/2017/TT-BQP như sau:

1. Sĩ quan được nghỉ phép hằng năm như sau:

a) Dưới 15 năm công tác được nghỉ 20 ngày;

b) Từ đủ 15 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 25 ngày;

c) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 30 ngày.

2. Sĩ quan ở đơn vị đóng quân xa gia đình (vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; bố, mẹ (cả bên chồng và bên vợ); người nuôi dưỡng hợp pháp của bản thân) khi nghỉ phép hằng năm được nghỉ thêm:

a) 10 ngày đối với các trường hợp:

– Đóng quân cách xa gia đình từ 500 km trở lên;

– Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 300 km trở lên;

– Đóng quân tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, DK.

b) 05 ngày đối với các trường hợp:

– Đóng quân cách xa gia đình từ 300 km đến dưới 500 km;

– Đóng quân ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới cách xa gia đình từ 200 km trở lên và có hệ số khu vực 0,5 trở lên;

– Đóng quân tại các đảo được hưởng phụ cấp khu vực.

3. Sĩ quan quy định tại Khoản 2 Điều này, do yêu cầu nhiệm vụ không thể nghỉ phép năm được, thì năm sau chỉ huy đơn vị xem xét, quyết định cho sĩ quan thuộc quyền được nghỉ bù phép năm trước. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị vẫn không bố trí cho sĩ quan đi phép được thì được thanh toán tiền lương đối với những ngày chưa được nghỉ phép năm theo quy định tại Thông tư số 13/2012/TT-BQP .

4. Thời gian đi đường không tính vào số ngày được nghỉ phép hằng năm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Như vậy, mỗi năm, sĩ quan được hưởng từ 20 ngày đến 30 ngày nghỉ phép tiêu chuẩn tùy theo số năm công tác của sĩ quan. Ngoài ra, những sĩ quan đóng quân xa gia đình thì được hưởng thêm từ 05 ngày đến 10 ngày phép so với số ngày nghỉ phép tiêu chuẩn căn cứ vào vị trí địa lý của khu vực đóng quân.

Chế độ nghỉ phép đặc biệt

Chế độ nghỉ phép đặc biệt là chế độ nghỉ mà sĩ quan được hưởng khi phát sinh những tình huống đặc biệt mà sĩ quan buộc phải có mặt để xử lý. Nhìn chung, chế độ nghỉ phép này được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn về đạo đức xã hội như: ma chay, cưới xin, giải quyết khó khăn của gia đình, … Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số: 153/2017/TT-BQP, sĩ quan được phép nghỉ nhưng không qua 10 ngày nếu phát sinh những tình huống như sau:

  • Sĩ quan kết hôn; con đẻ, con nuôi hợp pháp kết hôn.
  • Gia đình gặp khó khăn đột xuất do bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp (cả bên chồng và bên vợ); vợ (hoặc chồng); con đẻ, con nuôi hợp pháp đau ốm nặng, tai nạn rủi ro, hy sinh, từ trần hoặc bị hậu quả thiên tai nặng.
Chế độ nghỉ phép của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Sĩ quan quân đội được hưởng các chế độ nghỉ nào?

Chế độ nghỉ được xây dựng nhằm đảm bảo sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần của sĩ quan sau những ngày làm việc, công tác căng thẳng. Theo quy định tại Thông tư số: 153/2017/TT-BQP, sĩ quan quân đội Nhân dân Việt Nam được hưởng 06 chế độ nghỉ bao gồm 02 chế độ nghỉ phép nêu trên và 04 chế độ nghỉ khác bao gồm: Nghỉ ngày lễ, tết; nghỉ an điều dưỡng, nghỉ hàng tuần và nghỉ chuẩn bị hưu. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, chế độ nghỉ lễ, Tết:

Giống như những người lao động thông thường, sĩ quan cũng được đảm bảo chế độ nghỉ lễ, tết. Tuy nhiên, vì tính chất đặc thù của công việc, chế độ nghỉ lễ, Tết của sĩ quan có đôi phần khác biệt đối với người lao động.

Đối với ngày nghỉ lễ, ngoài những ngày nghỉ như: Quốc khánh, Giỗ tổ Hùng Vương, … (giống với người lao động thông thường) thì sĩ quan còn được nghỉ thêm một ngày lễ là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12).

Đối với ngày nghỉ Tết: Khác với người lao động, được ấn định ngày nghỉ tết hàng năm thì chế độ nghỉ tết của sĩ quan tại đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ việc nghỉ ngày lễ, tết do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đơn vị thực hiện cho phù hợp.

(Điều 6 Thông tư 153/2017/TT-BQP)

Thứ hai, chế độ nghỉ an điều dưỡng:

Chế độ nghỉ an điều dưỡng là chế độ nghỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho sĩ quan. Điều 7 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ an điều dưỡng như sau:

“Sĩ quan được nghỉ an điều dưỡng theo quy định tại Thông tư số 179/2013/TT-QP ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, quản lý hoạt động các Đoàn an điều dưỡng và chế độ an điều dưỡng trong Quân đội.”

Thứ ba, chế độ nghỉ hàng tuần:

Tương tự như các đối tượng lao động khác, hàng tuần, sĩ quan được nghỉ ngày Thứ Bảy và Chủ nhật trong tuần để phục hồi sức khỏe, tinh thần sau những ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi.

Tuy nhiên, đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện hoặc do yêu cầu nhiệm vụ – công việc, nhiệm vụ mang tính chất đặc thù, không thể trì hoãn thì việc nghỉ hằng tuần do chỉ huy đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên căn cứ vào tình hình nhiệm vụ đơn vị thực hiện cho phù hợp.

(Điều 8 Thông tư 153/2017/TT-BQP)

Thứ tư, chế độ nghỉ chuẩn bị hưu:

Chế độ nghỉ chuẩn bị hưu là chế độ cho phép sĩ quan quân đội được phép nghỉ một khoảng thời gian nhất định trước thời điểm nghỉ hưu để chuẩn bị hậu phương gia đình. Theo đó, sĩ quan có thể nghỉ chuẩn bị hưu hoặc không nghỉ chuẩn bị hưu tùy theo nguyện vọng của mình. Thời gian nghỉ chuẩn bị hưu có thể từ 09 tháng đến 12 tháng tùy thuộc vào số năm công tác của sĩ quan. Đồng thời, sĩ quan được phép lựa chọn nghỉ chuẩn bị hưu tại ngũ hoặc nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình.

Điều 9 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ chuẩn bị hưu như sau:

1. Sĩ quan có quyết định nghỉ hưu, thời gian được nghỉ để chuẩn bị hậu phương gia đình như sau:

a) Từ đủ 20 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 09 tháng;

b) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 12 tháng.

2. Trường hợp cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu ngay (không nghỉ chuẩn bị hưu hoặc nghỉ không đủ thời gian quy định), khi chuyển ra được hưởng khoản chênh lệnh tiền lương do không nghỉ chuẩn bị hưu theo quy định hiện hành.

3. Sĩ quan nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của gia đình.

4. Trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu, nếu mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần, thực hiện theo Thông tư số 157/2013/TT-BQP ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý, điều trị, chăm sóc, giải quyết chính sách đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu do quân đội quản lý bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần.

Trường hợp nào bị đình chỉ chế độ nghỉ phép?

Đình chỉ được hiểu là ngừng lại hoặc làm cho ngừng lại một thời gian nhất định hoặc vĩnh viễn. Theo đó, đình chỉ chế độ nghỉ phép được hiểu là việc tạm dừng chế độ nghỉ phép của sĩ quan. Tức là, khi bị đình chỉ chế độ nghỉ phép, sĩ quan sẽ phải tạm ngừng việc nghỉ phép của mình và quay trở lại đơn vị làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của sĩ quan, tránh trường hợp cơ quan, cá nhân có thẩm quyền hạn chế việc nghỉ phép của sĩ quan.

Do đó, việc đình chỉ chế độ nghỉ phép chỉ được thực hiện khi thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 11 Thông tư 153/2017/TT-BQP, bao gồm:

1. Khi có lệnh công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, mọi sĩ quan đang nghỉ theo quy định tại Thông tư này phải về ngay đơn vị.

2. Khi Chủ tịch nước công bố tình trạng chiến tranh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh đình chỉ các chế độ nghỉ của sĩ quan.

3. Khi đơn vị có nhiệm vụ khẩn cấp, đặc biệt, chỉ huy cấp nào có thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan nghỉ, được quyền gọi sĩ quan về đơn vị để thực hiện nhiệm vụ.

Khuyến nghị: LSX là hệ thống pháp luật chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi cung cấp dịch vụ Đổi tên căn cước công dân, LSX cam kết sẽ bảo mật thông tin khách hàng, giải quyết các vấn đề pháp lý nhanh chóng.

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là một số nội dung tư vấn của LSX về vấn đề “Chế độ nghỉ phép của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam“. Hi vọng bài viết có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc của mình.

Câu hỏi thường gặp:

Ai có thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ phép cho sĩ quan?

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 153/2017/TT-BQP, người có thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ phép đối với sĩ quan bao gồm:
– Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên giải quyết cho sĩ quan cấp dưới thuộc quyền.
– Sĩ quan giữ chức vụ từ trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên do người chỉ huy, chính ủy cấp trên trực tiếp quyết định.

Sĩ quan có phải đăng ký chế độ nghỉ phép hàng năm không?

Căn cứ Điều 12 Thông tư 153/2017/TT-BQP, chế độ đăng ký khi nghỉ phép hàng năm là chế độ mà sĩ quan phải thực hiện. Cách thực hiện như sau:
– Sĩ quan phải đăng ký thời điểm, thời gian và nơi nghỉ với cơ quan cán bộ (trợ lý chính trị đối với đơn vị không có cơ quan cán bộ) để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết và quản lý theo quy định.
– Trong thời gian nghỉ phép sĩ quan có trách nhiệm đăng ký với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi nghỉ phép.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm