Thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị là bao nhiêu lâu?

bởi Đinh Tùng
Thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị là bao nhiêu lâu?

Xin chào tôi tên là Đàm Duy Tuấn, tôi có cháu hiện đang đào tạo ngạch sĩ quan dự bị, cháu đào tạo cũng đã được gần 1 năm nhưng chưa có thông tin gì về việc thăng quân hàm. Tôi chỉ là một người nông dân nên không rõ những quy định về điều này, trường hợp thăng quân hàm sĩ quan dự bị của cháu sẽ được được thực hiện khi đủ thời gian bao nhiêu lâu vậy, luật sư có thể giải đáp giúp tôi không. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho LSX. Để giải đáp thắc mắc “Thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị là bao nhiêu lâu?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Sĩ quan dự bị là gì?

Sĩ quan dự bị là sĩ quan thuộc ngạch dự bị, cụ thể theo pháp luật hiện hành thì ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ

Sĩ quan dự bị sẽ được phân hạng theo tuổi, được phong, thăng quân hàm theo luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam . Sĩ quan dự bị là những sĩ quan được phân hạn theo tuổi bao gồm sĩ quan hạng 1 và hạng 2 được phong hoặc thăng quân hàm theo quy định của pháp luật theo luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan dự bị sẽ được đăng ký và được quản lý bởi cơ quan quân sự địa phương nơi sĩ quan đang công tác hoặc cư trú.

Khi trở thành sĩ quan dự bị thì cá nhân sẽ được hưởng các quyền lợi như là:

– Sĩ quan dự bị sẽ được hưởng phụ cấp hàng tháng, đồng thời trong khoảng thời gian huấn luyện ngoài việc được hưởng phụ cấp thì sĩ quan dự bị sẽ được hưởng chế độ khám chữa bệnh tại các bệnh viện quân y, được miễn lao động công ích và chế độ khác do nhà nước quy định

– Sau khi hoàn tất thời gian trong quân ngũ, khi trở về địa phương thì nếu sĩ quan dự bị có nhu cầu và đạt tiêu chuẩn thì có thể chuyển lên ngạch sĩ quan tại ngũ.

Thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị là bao nhiêu lâu?

Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 20 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định về thăng quân hàm sĩ quan sự bị như sau:

Sĩ quan dự bị có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì được xét thăng quân hàm:

– Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt; trình độ kiến thức năng lực tương ứng với chức vụ đảm nhiệm; trong thời hạn xét thăng quân hàm thực hiện tốt các quy định về đăng ký, quản lý, huấn luyện, sinh hoạt và lệnh huy động, động viên của cấp có thẩm quyền;

– Chức vụ đang đảm nhiệm trong đơn vị dự bị động viên và chức vụ Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có nhu cầu cấp bậc quân hàm cao hơn cấp bậc quân hàm hiện tại;

– Đủ thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị quy định tại khoản 4 Điều 41 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008 và năm 2014. Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.

Ngoài ra sĩ quan dự bị được thăng quân hàm trước thời hạn trong trường hợp: Sĩ quan dự bị có công trình nghiên cứu, có sáng kiến giá trị phục vụ cho quốc phòng hoặc có thành tích xuất sắc, có hành động dũng cảm trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn được tặng thưởng huân chương thì được xét thăng quân hàm trước thời hạn.

Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008. 2014, 2019.

Thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị là bao nhiêu lâu?
Thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị là bao nhiêu lâu?

Chế độ thăng quân hàm của sĩ quan dự bị như thế nào?

Căn cứ theo Điều 41 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 (Luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam sửa đổi, bổ sung năm 2008, 2014, 2019) và khoản 2 Điều 49 Luật dân quân tự vệ năm 2019 quy định về việc thăng quân hàm sĩ quan dự bị như sau:

– Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, học viên tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm thiếu úy sĩ quan dự bị

– Cán bộ, công chức tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên, kết quả học tập, rèn luyện và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc, quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng

– Căn cứ vào nhu cầu biên chế, tiêu chuẩn chức vụ của sĩ quan, kết quả học tập quân sự và thành tích phục vụ quốc phòng, sĩ quan dự bị được bổ nhiệm vào các chức vụ trong các đơn vị dự bị động viên hoặc giữ chức vụ chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã được thăng cấp bậc quân hàm tương xứng với chức vụ đảm nhiệm. Bộ trưởng bộ quốc phòng quy định chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với sĩ quan dự bị đảm nhiệm chức vụ chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã

– Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ quy định tại khoản 2 điều 17 luật này

– Sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thì căn cứ vào tiêu chuẩn, quy định cấp bậc và quân hàm của chức vụ được bổ nhiệm, cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị hiện tại và thời hạn xét thăng quan hàm để xét thăng cấp bậc quân hàm tương xứng. 

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Thời gian thăng quân hàm sĩ quan dự bị là bao nhiêu lâu?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: mẫu xin tạm ngừng kinh doanh, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Độ tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị là bao nhiêu?

Theo Điều 38 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (sửa đổi, bổ sung 2008, 2014, 2019) thì hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị quy định như sau:
Cấp úy: 51;
Thiếu tá: 53;
Trung tá: 56;
Thượng tá: 57;
Đại tá: 60;
Cấp Tướng: 63.

Quyền lợi của sĩ quan dự bị gồm những gì?

Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;
Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ. 

Hồ sơ tuyển chọn đào tạo sĩ quan dự bị gồm những gì?

– Bản sơ yếu lý lịch tự thuật, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi lao động, học tập, làm việc (đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, công dân tốt nghiệp đại học trở lên, sinh viên khi tốt nghiệp đại học và hạ sĩ quan dự bị); hồ sơ quân nhân (đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ);
– Bản thẩm tra xác minh lý lịch;
– Phiếu (giấy) khám sức khỏe;
– Bản sao chụp các văn bằng, chứng chỉ, bản công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm