Sĩ quan công an có được tự do sử dụng súng hay không?

bởi HoaiThu
Sĩ quan công an có được tự do sử dụng súng hay không?

Một cán bộ công an huyện Lâm Hà đưa người nhà vào Trung tâm y tế huyện Đức Trọng cấp cứu. Khi được nhắc nhở về việc đeo khẩu trang phòng chống COVID-19, cán bộ này không những không chấp hành mà còn văng tục, rút súng chĩa vào nhân viên y tế. Vậy công an có được tự do sử dụng súng hay không? Chúng ta hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!

Tóm tắt vụ việc:

Ngày 13/11, các cơ quan chức năng huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đang xác minh làm rõ vụ một cán bộ công an tên là N.D.N (31 tuổi) công tác tại Công an huyện Lâm Hà chĩa súng vào nhân viên của Trung tâm Y tế huyện.

Đêm 11/11, chiếc ô tô 4 chỗ màu trắng chạy tới đỗ trước sảnh Trung tâm y tế huyện Đức Trọng. Một người đàn ông mặc quần jean ngắn, áo màu cam đỏ và một phụ nữ (cả hai đều không đeo khẩu trang) bế cháu nhỏ bước xuống xe rồi cùng người đàn ông đứng tuổi đi vào bệnh viện.

Bị nhắc nhở đeo khẩu trang, người đàn ông mặc áo màu cam đỏ nổi giận vừa văng tục vừa rút súng chĩa vào nhân viên y tế.

Mặc cho người đàn ông trung niên đi cùng ngăn cản, nam thanh niên mặc áo màu cam đỏ vẫn xô đẩy, tiếp tục văng tục, cầm súng chĩa khắp hướng.

Vụ việc đã được camera an ninh tại Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng ghi lại. Ngành công an đang điều tra làm rõ để xử lý nghiêm.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Súng hơi là gì?

Súng hơi (bao gồm hai loại là súng ngắn hoặc súng dài); đây là loại súng bắn đạn dùng không khí hoặc khí nén; khác với các loại súng sử dụng lực đẩy do thuốc phóng cháy tạo nên (hỏa khí – vũ khí nóng). Hiện nay, nhiều người thường sử dụng loại súng này nhằm mục đích săn bắn thú rừng hoặc các loại động vật hoang dã trong tự nhiên.

Quy định về sử dụng súng theo pháp luật hiện hành

Theo quy định tại Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì súng hơi là một loại vũ khí. Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 3:

“Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.”

Khoản 3 Điều 3:

“Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.”

Theo đó, súng hơi là một loại vũ khí và theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 thì việc cá nhân mua bán, sở hữu, chế tạo,… súng hơi là vi phạm pháp luật, dù cho chỉ để phục vụ cho mục đích săn bắn, trừ trường hợp cá nhân sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

Sĩ quan công an có được tự do sử dụng súng hơi hay không? 

Theo Khoản 2, Điều 7, Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017:

  • Người được giao sử dụng vũ khí; vật liệu nổ; công cụ hỗ trợ có trách nhiệm sau đây:
  • Sử dụng vũ khí; vật liệu nổ; công cụ hỗ trợ đúng mục đích; đúng quy định;
  • Khi mang vũ khí; công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy chứng nhận; giấy phép sử dụng;
  • Bảo quản vũ khí; vật liệu nổ; công cụ hỗ trợ đúng chế độ; đúng quy trình; bảo đảm an toàn; không để mất; hư hỏng;
  • Bàn giao vũ khí; vật liệu nổ; công cụ hỗ trợ và giấy phép cho người có trách nhiệm quản lý; bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.

Theo quy định pháp luật hiện hành, trường hợp một số người được giao sử dụng vũ khí (trong luyện tập; thi đấu thể thao; quân đội; dân quân tự vệ,…) phải sử dụng đúng mục đích; đúng quy định; khi mang vũ khí phải mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng; bảo quản đúng quy trình; bảo đảm an toàn; không để mất, hư hỏng; bàn giao vũ khí và giấy phép cho người có trách nhiệm quản lý; bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao

Theo đó, sĩ quan công an không được tự do sử dụng súng hơi mà chỉ được phép sử dụng khi được giao và phải sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật.

Sĩ quan công an sử dụng súng sai mục đích bị xử lý như thế nào?

Khi cá nhân sử dụng súng hơi nói chung, sĩ quan công an không thuộc diện được giao sử dụng hoặc sử dụng trái quy định pháp luật nói riêng thì tùy vào mức độ vi phạm mà sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Xử phạt hành chính

Theo Khoản 3 điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Xử phạt vi phạm hành chính ở mức từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với với hành vi sử dụng vũ khí phép; Sử dụng các loại vũ khí trái quy định của pháp luật nhưng chưa gây ra hậu quả; trao đổi, mua bán, tặng cho, cho mượn, cho thuê các loại vũ khí.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều Điều 306 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ.

Khung 1

Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Có tổ chức;
  • Vật phạm pháp có số lượng lớn;
  • Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn có hình phạt bổ sung áp dụng đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có liên quan.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, súng là vũ khí nhạy cảm. Do đó, pháp luật quy định chặt chẽ về việc quản lý, sử dụng súng. Sỹ quan công an phải dùng súng theo đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật. Hành vi sử dụng súng sai mục đích có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

Hiện tại vụ việc vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ Luật sư X:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Sĩ quan công an có được tự do sử dụng súng hay không?  Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, vui lòng liên hệ Luật sư X : 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Phân biệt tự thú và đầu thú?

Tự thú là mình tự nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội.
Đầu thú là có người đã biết mình phạm tội, bản thân người phạm tội biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối tượng nào được sử dụng vũ khí?

Đối với vũ khí quân dụng: Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, cảnh sát biển, công an nhân dân…
Đối với vũ khí thể thao: Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ; công an nhân dân…
Đối với vũ khí thô sơ: Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, cảnh sát biển, công an nhân dân…

Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết; không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm