Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

bởi Luật Sư X
hành chính
Khi bị xử phạt hành chính như có hành vi vi phạm an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội,…thì người chỉ biết nhận biên bản và nộp phạt. Tuy nhiên, về nguyên tắc, có những quy định mà người dân phải nắm rõ để không bị thiệt thòi. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn:

1. Người dưới 16 tuổi, không bị phạt tiền ! Trong pháp luật  hình sự người dưới 16 tuổi chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự xuất phát từ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Vậy còn trong quan hệ hành chính, thì ngưới dưới 16 tuổi không phải chịu hình thức phạt tiền xuất phát từ khả năng tài chính cũng như những nhận thức về hành vi còn hạn chế. Bởi vậy, việc xử phạt hành chính thì người chưa thành niên (dưới 16 tuổi) cũng có mức xử phạt nhẹ hơn so với người chưa thành niên. Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, việc xử phạt hành chính cũng có phần nhẹ hơn so với người thành niên, nhưng cũng nghiêm khắc hơn so với người dưới 16 tuổi bằng việc trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên.  Căn cứ cụ thể vào Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: 

Điều 134. Nguyên tắc xử lý

Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 của Luật này, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau đây:

3. Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay;

Qua đó có thể thấy, rõ ràng, hình thức xử phạt bằng phạt tiền không đặt ra với người dưới 16 tuổi. Thay vào đó, có thể sử dụng các biện pháp khác như cảnh cáo.  2. Mức tiền phạt bằng trung bình tổng khung hình phạt.  Xét theo nguyên tắc phạt chung và không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ nào khác thì mức phạt cụ thể được tính từ tổng mức phạt tối thiểu và tối đa rồi chia cho 2. Hay nói cách khác, mức phạt sẽ bằng trung bình khung hình phạt. Căn cứ Theo khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính

Điều 23. Phạt tiền

….

4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Còn với trường hợp, hành vi vi phạm có tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, người có thẩm quyền xử phạt có thể thay đổi mức phạt tăng/giảm so với mức trung bình khung nhưng không được vượt quá mức phạt tối đa và tối thiểu của khung hình phạt.  3. Trường hợp xử phạt  không cần lập biên bản Theo quy định của pháp luật thì biện pháp xử phạt hành chính tại chỗ (không cần lập biên bản) được đặt ra trong các trường hợp hành vi vi phạm bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức trừ các trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản. Cụ thể hóa từ Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 

Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

Như vậy, khi bị phạt trong trường hợp này, người có thẩm quyền có quyền xử phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản. Tuy nhiên, phải xé biên lai đưa cho người vi phạm.  4.  Khi nào vi phạm mà vẫn được coi là chưa bị xử lý? Việc vi phạm nhưng vẫn được coi là chưa xử lý phụ thuộc vào thời hạn kể từ ngày có quyết định xử phạt và cá nhân đó không tiếp tục có hành vi vi phạm. Cụ thể Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính sau đó 01 năm mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

5. Cá nhân phạt 1 thì tổ chức phạt 2. 

Nói như vậy có nghĩa là mức xử phạt tiền đối với tổ chức sẽ gấp đôi cá nhân. Vì rõ ràng, nếu tổ chức có hoạt đông, quy mô lớn thì việc vi phạm cũng sẽ có quy mô lớn hơn. Trách nhiệm tài chính cũng vì vậy mà nên tăng lên nhằm có tính răn đe. Tất nhiên, đây là sự so sánh mức phạt khi tổ chứ/ cá nhân đang cùng một hành vi vi phạm.  Cụ thể quy định tại điểm e khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm