- Luật giao thông 2008
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính
1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Có thể thấy rằng, nếu lỗi giao thông không vượt quá số tiền 250k đối với cá nhân và 500k đối với tổ chức thì sẽ được xử phạt tại chỗ mà không cần để lại giấy tờ và lập biên bản nộp phạt tại kho bạc. Một biên bản giao thông hợp lệ được quy định tại Khoản 3 Điều 59 Luật xử lí vi phạm hành chính. Trong đó:- Biên bản phải lập thành ít nhất 2 bản
- Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định xử phạt, có nhân phải tiến hành nộp phạt tại kho bạc nhà nước
- Sau khi nộp phạt thì cầm biên lai tới cơ quan công an nhận lại giấy tờ
- Nếu nộp chậm thì cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Thực ra việc làm mất biên bản sẽ không ảnh hưởng đến vấn đề xử lý vi phạm. Người bị xử phạt cứ tới cơ quan công an/ kho bạc trình bày lỗi vi phạm và trường hợp vi phạm. Do biên bản lúc nào cũng lập thành 2 bản nên sẽ dễ dàng đối chiếu và xử lý nếu có vấn đề phát sinh. Sau khi nộp phạt xong, bạn nhớ lấy giấy biên nhận/ biên lai từ phía ngân hàng, kho bạc để tiến hành thủ tục cần thiết hoàn thiện xử phạt, lấy lại giấy tờ, phương tiện tại cơ quan công an.