Tội cưỡng đoạt tài sản của ông Lưu Bình Nhưỡng bị xử lý như thế nào?

bởi Trà Ly
Tội cưỡng đoạt tài sản của ông Lưu Bình Nhưỡng bị xử lý như thế nào?

Ngày 15/11/2023, mạng xã hội và báo chí xôn xao về vụ việc ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt và điều tra về tội cưỡng đoạt tài sản. Việc ông Lưu Bình Nhưỡng bị Công an tỉnh Thái Bình bắt và điều tra về tội cưỡng đoạt tài sản khiến cho nhiều người không thể tin nổi, và rất quan tâm về vấn đề này. Do đó, rất nhiều người muốn tìm hiểu tội cưỡng đoạt tài sản của ông Lưu Bình Nhưỡng bị xử lý như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của LSX nhé.

Cưỡng đoạt tài sản được hiểu là gì?

Cưỡng đoạt tài sản là một tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự. Để tránh vi phạm và bị xử phạt với tội danh này thì người dân cần phải hiểu được cưỡng đoạt tài sản là gì? Pháp luật đã quy định cụ thể về cưỡng đoạt tài sản, do đó người dân có thể theo dõi trong quy định pháp luật. Tuy nhiên có thể nhiều người chưa nắm được cưỡng đoạt tài sản là gì? Để hiểu rõ hơn về cưỡng đoạt tài sản, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Theo khoản 1 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, cưỡng đoạt tài sản được hiểu là hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác, được thực hiện do lỗi cố ý nhằm mục đích chiếm đoạt trái phép tài sản của người khác.

Các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản

Để có thể bị truy tố với tội danh cưỡng đoạt tài sản thì hành vi cần thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản. Tội cưỡng đoạt tài sản được cấu thành từ bốn yếu tố bao gồm: Mặt khách quan của tội phạm, mặt của quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm, khách thể của tội phạm. Vậy, các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung dưới đây nhé.

Mặt khách quan của tội phạm

Thể hiện ở hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Về hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian. Cho nên, người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động.

Về hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gây thiện hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội (như đe dọa hủy hoại tài sản, loan tin về đời tư, tố giác hành vi phạm pháp…của người bị đe dọa).

Lưu ý, tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi phân tích ở trên chứ không phụ thuộc vào việc có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên (phạm tội thuộc khoản 1) hoặc từ đủ 14 tuổi trở lên đối với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm hại đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu. Trong đó, việc xâm hại đến quan hệ nhân thân không phải mục đích của tội phạm mà chỉ đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản.

Tội cưỡng đoạt tài sản của ông Lưu Bình Nhưỡng bị xử lý như thế nào?

Tội cưỡng đoạt tài sản của ông Lưu Bình Nhưỡng bị xử lý như thế nào?

Sáng ngày 15/11/2023, Công an tỉnh Thái Bình cho biết, ngày 14/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (sinh năm 1963, trú tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) để điều tra về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Theo Công an tỉnh Thái Bình, đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường (sinh năm 1986, thường gọi là Cường “quắt”, là đối tượng hình sự, có 3 tiền án; trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại Khoản 4, Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản sẽ được xử lý căn cứ theo Điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Do đây là tội danh có hậu quả mang tính định lượng, khung hình phạt đối với người phạm tội sẽ phụ thuộc vào giá trị tài sản mà người phạm tội đã chiếm đoạt.

Theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định người nào có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt như sau:

* Khung 1:

Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

* Khung 2:

Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Có tổ chức;

– Có tính chất chuyên nghiệp;

– Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Tái phạm nguy hiểm.

* Khung 3:

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

* Khung 4:

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với người có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

* Hình phạt bổ sung:

Ngoài hình phạt chính nêu trên, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có thể thấy vụ án liên quan đến ông Lưu Bình Nhưỡng – vụ án Phạm Minh Cường. Với thủ đoạn của mình, từ năm 2020 đến năm 2022, tổng số tiền mà Cường và đồng phạm chiếm đoạt được của các doanh nghiệp lên đến hàng tỷ đồng.

Như vậy, tùy vào mức độ và tính chất của hành vi cưỡng đoạt tài sản của ông Lưu Bình Nhưỡng mà ông có thể chịu hành phạt với khung hình phạt khác nhau.

ông Lưu Bình Nhưỡng bị điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản

Phân biệt tội Cướp tài sản và tội Cưỡng đoạt tài sản

Trên thực tế, có không ít trường hợp nhầm lẫn giữa hai tội cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, mức xử phạt áp dụng với hai tội danh này cũng khác nhau. Có thể nhiều người còn chưa phân biệt được tội Cướp tài sản và tội Cưỡng đoạt tài sản. Hãy phân biệt tội Cướp tài sản và tội Cưỡng đoạt tài sản qua các tiêu chí sau đây nhé.

 Tội cưỡng đoạt tài sảnTội cướp tài sản
Hành viCưỡng đoạt tài sản thường thể hiện dưới dạng:
– Đe dọa sẽ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản;
– Có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản
Cướp tài sản thường thể hiện dưới dạng:
– Dùng vũ lực làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản;
– Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản;
– Có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Mức hình phạtTội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Tội cưỡng đoạt tài sản của ông Lưu Bình Nhưỡng bị xử lý như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt hành chính đối với hành vi cưỡng đoạt tài sản như thế nào?

Theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định người có hành vi cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, người có hành vi vi phạm trên còn bị buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.

Cưỡng đoạt tài sản từ bao nhiêu tiền thì bị xử lý hình sự?

Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định cụ thể tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, trong đó tại khoản 1 có nêu:
“1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, có thể thấy hậu quả không phải là yếu tố bắt buộc của tội phạm này. Nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng chỉ cần có ý thức chiếm đoạt tài sản, đồng thời đã có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác để buộc người quản lý tài sản giao tài sản thì khi đó tội phạm đã hoàn thành.
Tức, người thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản chỉ cần có hành vi đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác để uy hiếp nhằm chiếm đoạt tài sản đã có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản mà không cần xác định số tiền người này chiếm đoạt được là bao nhiêu hay thậm chí là đã lấy được tài sản hay chưa.
Trường hợp gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm