Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm như thế nào?

bởi MinhThu
Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm

Đất nuôi trồng thủy sản hay đất trông cây lâu năm đều được quy định trong Luật đất đai 2013 thuộc nhóm đất nông nghiệp. Vậy nên, có thể thấy dù là chuyển đổi như thế nào thì vẫn thuộc quy hoạch đất nông nghiệp. Tuy nhiên, khi chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trông cây lâu năm vẫn cần chú ý đến một số thủ tục vì việc chuyển đổi này còn ảnh hưởng đến thủy lợi, canh tác chung của cả một vùng sản xuất nông nghiệp. Vậy muốn chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm cần làm những gì?

LSX sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn trong bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai 2013

Đất nuôi trồng thuỷ sản là gì?

Đất nuôi trồng thủy sản là loại đất được Nhà nước giao cho cá nhân, hộ gia đình tổ chức để thực hiện sản xuất, kinh doanh thủy sản. Điều 10 Luật đất đai 2013 đã phân loại đất nuôi trồng thủy sản vào nhóm đất nông nghiệp. Ngoài ra Luật đất đai 2013 cũng quy định hạn mức giao đất, thời gian sử dụng đất cho nhóm đất này.

Đất trồng cây lâu năm là gì?

Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. Theo cách phân loại tại Điều 10 Luật đất đai 2013, đất trồng cây lâu năm được xác định thuộc nhóm đất nông nghiệp, được Nhà nước giao để sản xuất.

Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm
Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm

Có được chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm không?

Như đã trình bày ở trên, đất nuôi trồng thủy hải sản thuộc nhóm đất nông nghiệp, đồng thời điều 57 của Luật Đất đai 2013 cũng ghi rõ chủ sử dụng loại đất này được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất trồng cây lâu năm. Tuy nhiên việc chuyển mục đích sử dụng đất cần phải được sự cho phép của nhà nước. Vì thế khi cần thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo điều 69, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm, cần xin phép không?

Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 1, Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động. Đó là, chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm.

Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở. Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.

Như vậy, chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm là một trong các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động.

Điều kiện chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm

Việc chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm phụ thuộc vào chính sách của từng địa phương. Cụ thể, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo 02 căn cứ:

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Theo Thông tư 29/2014/TT-BTNMT thì kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện phải xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất. Như vậy, nếu kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà xác định diện tích đất nuôi trồng thủy sản được chuyển mục đích sử dụng thì phần diện tích đó sẽ được chuyển khi người dân có đơn xin chuyển.

Thủ tục chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm

Để thực hiện thủ tục chuyển đối đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm, chủ sử dụng đất thực hiện 04 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Bước 2. Nộp và tiếp nhận hồ sơ

Nếu như Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất nuôi trồng thủy sản thì Phòng tài nguyên và môi trường nơi có đất sẽ là cơ quan tiếp nhận và giải quyết thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Trường hợp này, người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất đến Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất để được giải quyết theo thẩm quyền.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ (dựa vào căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất), nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo và hướng dẫn người sử dụng đất bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Bước 4: Nhận kết quả

Người sử dụng đất nhận quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất.

Phí chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm

Khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm, chủ sử dụng đất nuôi trồng thủy sản sẽ phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như: lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân và các khoản lệ phí khác.

Số tiền thuế đất mà chủ sử dụng đất nuôi trồng thủy sản cần phải nộp được xác định theo công thức như sau:

Tiền sử dụng đất = (Giá đất ở – Giá đất lâm nghiệp) x Diện tích đất chuyển mục đích

Trong đó công thức tính số thuế phát sinh được xác định như sau:

Số thuế phát sinh = Diện tích đất cần tính thuế x Giá 1m2 đất sử dụng x Thuế suất (%)

  • Lệ phí địa chính: Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc:
  • Cấp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) nhà nước áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
  • Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/1 lần.
  • Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 15.000 đồng/1 lần.

Mời bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề chuyển đất trồng cây lâu năm sang thổ cư đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Chuyển đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ soạn thảo đơn đề nghị tách thửa đất… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục, hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất như thế nào?

Căn cư theo khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định về hồ sơ, thủ tục cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất như sau:
“Điều 11. Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất
Người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ, gồm có:
a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
Trình tự, thủ tục đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau:
a) Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 60 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
b) Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

Trình tự đăng ký biến động đất đai

Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại nơi tiếp nhận hồ sơ quy định tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc UBND cấp xã;
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm