Chuyển sổ bảo hiểm từ công ty cũ sang công ty mới như thế nào?

bởi Tình
Chuyển sổ bảo hiểm từ công ty cũ sang công ty mới như thế nào?

Thưa Luật sư X. Tôi là Hoài Thu, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Đà Nẵng. Tôi là lao động nữ đã làm ở công ty cũ được 05 năm. Vì một vài lý do cá nhân nên tôi buộc phải nghỉ việc ở công ty cũ. Hiện tại, tôi đã tìm được một công ty mới để làm việc. Tôi đã thực hiện xong thủ tục chốt sổ BHXH ở công ty cũ và muốn chuyển sổ sang công ty mới. Tuy nhiên, do hiểu biết pháp luật về vấn đề bảo hiểm còn hạn chế nên rất mong được Luật sư phản hồi về vấn đề: Chuyển sổ bảo hiểm từ công ty cũ sang công ty mới như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn. Hi vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bảo hiểm xã hội là gì?

“Bảo hiểm là phương thức bảo vệ trước những tổn thất tài chính. Đó là hình thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên hoặc tổn thất có thể xảy ra”

Đơn vị cung cấp bảo hiểm có thể là cơ quan Nhà nước hoặc công ty, tổ chức bảo hiểm.

Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam là một chính sách an sinh do cơ quan BHXH Việt Nam triển khai tổ chức và thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Cụ thể:

Giải thích từ ngữ “Bảo hiểm xã hội” được quy định tại Khoản 1 điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 cụ thể như sau:

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Như vậy, có thể thấy BHXH là một trong những chính sách an sinh hữu ích đối với người tham gia, do Nhà nước tổ chức và được bảo đảm thực hiện dựa trên các văn bản pháp lý. Trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH, người tham gia sẽ được bù đắp một phần thu nhập khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập chính do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động.

Hiện nay có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, tùy theo nhóm đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ khác nhau.

Quy định về sổ bảo hiểm khi đi làm ở công ty mới

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được cấp và tự quản lý sổ bảo hiểm xã hội. 

“Điều 18. Quyền của người lao động

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội”.

Mặt khác Quyết định số 1035/QĐ-BHXH có quy định, một trong các nội dung được in ngay trên trang 4 của quyển sổ bảo hiểm xã hội đó là :”Người tham gia được cấp và bảo quản một sổ bảo hiểm xã hội duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ hưu trí, tử tuất”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, mỗi người lao động chỉ được cấp 1 sổ bảo hiểm xã hội làm cơ sở để đóng bảo hiểm xã hội trong suốt quá trình lao động cho đến nghỉ chốt sổ nghỉ hưu. Do đó bạn phải có trách nhiệm cung cấp sổ bảo hiểm xã hội đã được cấp để công ty mới tiến hành thủ tục đóng bảo hiểm xã hội và chốt sổ bảo hiểm xã hội khi bạn thôi việc.

Chuyển sổ bảo hiểm từ công ty cũ sang công ty mới như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả”.

Ngoài ra Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng có quy định, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội

Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động được thực hiện sau khi đơn vị báo giảm thành công, trình tự chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như sau:

– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chốt sổ BHXH

Để tiến hành chốt sổ công ty cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • 01 phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 103, kê khai các giấy tờ đi kèm.
  • 01 mẫu D02-TS kê khai danh sách lao động cần thực hiện chốt sổ Bảo hiểm.
  • Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động.
  • 01 Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định nghỉ việc hoặc giấy tờ chứng minh đơn vị chuyển địa chỉ (trường hợp đơn vị chuyển Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý).
  • Mẫu TK01-TS kê khai các thông tin cần thay đổi (trong trường hợp lao động cần điều chỉnh thông tin).
  • Thẻ Bảo hiểm Y tế của người lao động còn thời hạn sử dụng.

– Bước 2: Nộp hồ sơ chốt sổ lên cơ quan Bảo hiểm xã hội

Đơn vị có thể đến nộp hồ sơ trực tiếp, gửi toàn bộ giấy tờ trên qua bưu điện hoặc có thể nộp hồ sơ qua mạng (nếu không đính kèm thẻ bảo hiểm y tế  còn hạn) cho Cơ quan BHXH đang quản lý nơi công ty đặt trụ sở chính.

Sau khi bên Cơ quan Bảo hiểm nhận đủ hồ sơ, thời gian giải quyết sẽ là 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ do thiếu hồ sơ, hồ sơ không hợp lệ hoặc có vấn đề phát sinh thì bên Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ có văn bản thông báo gửi về công ty.

Chuyển sổ bảo hiểm từ công ty cũ sang công ty mới như thế nào?
Chuyển sổ bảo hiểm từ công ty cũ sang công ty mới như thế nào?

Trường hợp người lao động có hai sổ bảo hiểm xã hội

Theo Điều 46 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp; qua lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (sửa đổi bởi Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020) quy định về nội dung ghi trên sổ sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) và gộp sổ BHXH như sau:

“Điều 46. Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH

Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.

,,,

2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả

Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:

+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.

+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.

…”.

Theo đó, nếu người có 2 sổ bảo hiểm xã hội. Thì cần thực hiện thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội rồi mới giải quyết chế độ bảo hiểm cho người đó.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chuyển sổ bảo hiểm từ công ty cũ sang công ty mới như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ thành lập công ty hợp danh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Nghỉ việc mà công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội thì giải quyết thế nào?

Nếu rơi vào trường hợp không được trả sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định nói trên, người lao động có thể thực hiện theo các cách sau để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình:
– Cách 1: Khiếu nại lên người có thẩm quyền
Việc khiếu nại phải được tiến hành theo đúng thủ tục được quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:
– Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động
Nếu không được giải quyết trong thời hạn quy định hoặc không đồng ý với việc giải quyết của người sử dụng lao động, người lao động có thể tiến hành khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
– Khiếu nại lần 2: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.
– Cách 2: Khởi kiện tại Tòa án
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động năm 2019, với những tranh chấp liên quan đến bảo hiểm xã hội, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án mà không cần hòa giải. Chính vì vậy, trong trường hợp này, người lao động có thể trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm xã  và trả lại sổ cho mình.

Ai là người được giữ và bảo quản sổ bảo hiểm xã hội?

Trước khi Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thi hành thì sổ bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động lao động cầm và bảo quản. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2016, khi Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 chính thức có hiệu lực, người lao động có trách nhiệm giữ và bảo quản sổ BHXH mình. Điều này được quy định tại Khoản 2 Điều 18 và khoản 3 Điều 19, cụ thể như sau:
“Điều 18. Quyền của người lao động
2. Đ­ược cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội”.
“Điều 19. Trách nhiệm của người lao động
3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội”.

Khi nào được nhận tiền bảo hiểm xã hội ?

Sau khi được chốt sổ bảo hiểm, bạn không thể được lãnh số tiền bảo hiểm đã đóng ngay mà để rút tiền bảo hiểm xã hội bạn cần phải thuộc 1 trong các trường hợp pháp luật quy định được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động chỉ được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần khi xảy ra các trường hợp sau đây:
Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Như vậy người lao động chỉ được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần trong những trường hợp được pháp luật quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm