Có giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu cá trên vùng biển?

bởi Hương Giang
Có giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu cá trên vùng biển

Đánh bắt thủy hải sản là một trong những hoạt động khai thác phổ biến. Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và thực hiện tốt công tác quản lý lãnh thổ vùng biển và đất liền, Nhà nước đã ban hành những quy định mà ngư dân hoạt động trên vùng biển phải tuân theo. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Nhà nước Có giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu cá trên vùng biển hay không? Quản lý hoạt động của tàu cá trên vùng biển Việt Nam như thế nào? Khai thác thủy sản bằng tàu cá trên vùng biển có bắt buộc phải xin giấy phép không? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết sau đây cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm tàu cá

Trên cơ sở quy định tại khoản 20 Điều 3 Luật thủy sản năm 2017, quy định về khái niệm tàu cá là: “20. Tàu cá là phương tiện thủy có lắp động cơ hoặc không lắp động cơ, bao gồm tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản”. Tàu cá là một chiếc thuyền hoặc tàu dùng để đánh bắt cá trên biển, trên hồ, sông. Nhiều loại tàu khác nhau được sử dụng trong đánh bắt cá thương mại, thủ công và giải trí. Vậy Có giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu cá trên vùng biển?

Quản lý hoạt động của tàu cá trên vùng biển Việt Nam như thế nào?

Theo quy định tại Điều 43 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam như sau:

1. Đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản:

– Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng;

– Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ;

– Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi; tàu đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp có thỏa thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của Ủy ban nhân dân hai tỉnh.

2. Đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản:

– Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi;

– Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi;

– Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.

3. Quy định về treo cờ:

– Tàu cá Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Quốc kỳ) ở đỉnh cột phía lái; đối với tàu không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính;

– Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu cá của nước ngoài phải thực hiện treo cờ của Việt Nam theo quy định tại điểm a Khoản này.

Vậy Có giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu cá trên vùng biển không?

Có giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu cá trên vùng biển?

Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 43 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản, có quy định:

– Đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản:

+ Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng;

+ Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ;

+ Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi; tàu đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp có thỏa thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của Ủy ban nhân dân hai tỉnh.

– Đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản:

+ Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi;

+ Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi;

+ Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.

=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì tàu cá hoạt động trên vùng biển sẽ bị giới hạn bởi kích thước của tàu cá. Tùy vào kích thước của tàu cá mà vùng khai thác thủy sản cũng sẽ tương ứng. Vùng khai thác thủy sản được quy định như sau:

– Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Đối với các đảo, vùng ven bờ là vùng biển được giới hạn bởi ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý;

– Vùng lộng được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;

– Vùng khơi được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam.

Như vậy, trên đây là giải đáp cho câu hỏi Có giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu cá trên vùng biển không.

Khai thác thủy sản bằng tàu cá trên vùng biển có bắt buộc phải xin giấy phép không?

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 quy định giấy phép khai thác thủy sản như sau:

1. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải có Giấy phép khai thác thủy sản.

2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép khai thác thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản, đối với khai thác thủy sản trên biển;

b) Có nghề khai thác thủy sản không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác;

c) Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, đối với tàu cá phải đăng kiểm;

d) Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

đ) Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên theo quy định của Chính phủ;

e) Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;

g) Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

h) Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản này, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.

Như vậy, cần phải căn cứ vào chiều dài của tàu khai thác thủy sản để xác định có phải xin giấy phép khai thác thủy sản hay không. Trường hợp tàu có chiều dài lớn nhất 06 mét trở lên thì phải xin giấy phép. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện quy định trên để được cấp Giấy phép khai thác thủy sản.

Có giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu cá trên vùng biển
Có giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu cá trên vùng biển

Điều kiện của thuyền viên làm việc trên tàu cá là gì?

Theo Điều 74 Luật Thủy sản 2017 quy định thuyền viên, người làm việc trên tàu cá như sau:

1. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá khi làm việc trên tàu cá phải có các điều kiện sau đây:

a) Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép làm việc trên tàu cá;

b) Có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định;

c) Đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, tuổi lao động;

d) Có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh.

2. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá có quyền sau đây:

a) Được bảo đảm chế độ lao động, quyền và lợi ích hợp pháp khi làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu đó không đủ điều kiện bảo đảm an toàn;

c) Được bố trí đảm nhận chức danh phù hợp trên tàu cá.

3. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá có nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng; chủ động phòng ngừa tai nạn cho mình, cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và sự cố đối với tàu cá;

c) Phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc người trực ca khi phát hiện tình huống nguy hiểm trên tàu cá;

d) Tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.

4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức danh và nhiệm vụ theo chức danh; định biên thuyền viên tàu cá; tiêu chuẩn chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên; đăng ký thuyền viên và sổ danh bạ thuyền viên; tiêu chuẩn thuyền viên là người nước ngoài làm việc trên tàu cá Việt Nam.

Theo đó, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá khi làm việc trên tàu cá phải có các điều kiện được quy định ở trên.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về Có giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu cá trên vùng biển?”. Nếu cần giải quyết tư vấn pháp lý nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Chủ tàu cá trên vùng biển có bắt buộc phải mua bảo hiểm cho thuyền viên trên tàu?

Căn cứ Điều 73 Luật Thủy sản 2017 quy định quyền và nghĩa vụ của chủ tàu cá, chủ tàu cá của bạn có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá của mình theo quy định. Trường hợp bạn chưa được mua bảo hiểm có thể yêu cầu chủ tàu cá thực hiện việc mua bảo hiểm này để đảm bảo quyền lợi cho bạn.

Treo Quốc kỳ ở đâu đối với tàu cá Việt Nam không có cột phía lái?

Theo Khoản 3a Điều 43 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam:
Tàu cá Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Quốc kỳ) ở đỉnh cột phía lái; đối với tàu không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính;
Như vậy, nếu tàu cá của bạn không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính theo quy định hiện hành.

Tàu cá nước ngoài khi ra vào cảng cá có bắt buộc treo Quốc kỳ việt Nam không?

Theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 49 Nghị định 26/2019/NĐ-CP thì:
4. Sau khi các thông tin đã được thanh tra, kiểm tra, xác minh, Tổng cục Thủy sản thông báo ngay đến các quốc gia có liên quan đến con tàu và lịch trình di chuyển của tàu để xử lý theo quy định.
5. Tàu cá nước ngoài khi vào, rời hoặc neo, đậu trong vùng nước cảng cá Việt Nam phải treo Quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh cột cao nhất của tàu và treo cờ quốc gia mà tàu đăng ký ở cột thấp hơn.
Như vậy, đối với tàu cá nước ngoài khi vào, rời hoặc neo, đậu trong vùng nước cảng cá Việt Nam phải treo Quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh cao nhất của tàu và treo cờ quốc gia tàu đăng ký ở cột thấp hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm