Có nên lắp đèn trợ sáng cho xe máy không?

bởi Hữu Duy
Có nên lắp đèn trợ sáng cho xe máy không?

Xe máy là phương tiện giao thông rất phổ biến hiện nay và được lắp đặt theo quy chuẩn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như những người khác khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, vì hư hỏng một số bộ phận mà chúng ta có thể lắp mới nó hoặc lắp đặt thứ khác để hỗ trọ, như lắp đèn trợ sáng. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Có nên lắp đèn trợ sáng cho xe máy không?” qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008

Có nên lắp đèn trợ sáng cho xe máy

Xe máy di chuyển đường dài, vào ban đêm sẽ rất nguy hiểm. Thiết kế hệ thống đèn pha thông thường của các hãng không đáp ứng được yêu cầu quan sát khi di chuyển trên đường tối. Giải pháp nhiều người lựa chọn là trang bị đèn trợ sáng xe máy, nhằm tăng khả năng quan sát.

Tuy nhiên, lắp đặt đèn trợ sáng xe máy có thực sự tốt và phù hợp cho xe máy hay không? Nếu lắp thì nên chọn loại đèn nào phù hợp cho phương tiện.

Có nên lắp đèn trợ sáng cho xe máy không?

Thiết kế đèn zin của xe máy thông thường không đảm bảo độ sáng, tầm nhìn quan sát khi di chuyển vào ban đêm, ở những khu vực thiếu sáng. Điều này có thể gây nguy hiểm, tai nạn giao thông do không nhận diện được người cùng di chuyển trên đường. 

Đèn trợ sáng ra đời là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Với đặc trưng đèn trợ sáng là đèn led, đèn Xenon hoặc halogen, được thiết kế tăng cường độ sáng cho xe máy khi di chuyển. Về cơ bản, việc trang bị đèn trợ sáng sẽ giúp chủ xe quan sát đường tốt hơn, tầm nhìn rộng hơn. Tuy nhiên, lắp đèn chiếu sáng không đúng cách cũng sẽ gây nguy hiểm. Đồng thời, nhiều người băn khoăn, lắp đèn trợ sáng cho xe máy có vi phạm luật giao thông hay không?

  • Việc lắp đèn trợ sáng sẽ không bị phạt nếu bạn biết lắp đúng và đủ loại được thiết kế theo tiêu chuẩn an toàn. Theo thông tư 46/2016: lắp đèn chiếu sáng phía sau xe không đúng cách sẽ bị phạt tiền từ 800-1000, không nên chọn các loại đèn siêu sáng, cường độ quá cao lắp chiếu thẳng vào người đối diện phía sau.
  • Lắp đèn chiếu sáng không thay đổi kết cấu xe sẽ không bị phạt và xử lý. Do vậy, bạn cần lưu ý cách lắp an toàn, không ảnh hưởng đến phương tiện. 

Nên chọn loại đèn trợ sáng nào phù hợp cho xe máy?

Việc trang bị đèn cần thiết khi đi đường dài, tuy nhiên, bạn cần chọn loại đèn trợ sáng phù hợp cho xe máy, đồng thời không gây mất an toàn khi tham gia giao thông.

Lưu ý khi chọn đèn trợ sáng cho xe máy:

  • Chọn đèn trợ sáng có cường độ ánh sáng trong khoảng 3000 – 4000 lumens. Loại đèn này sẽ đảm bảo cường độ an toàn cho người điều khiển khi tham gia giao thông.
  • Khi độ đèn nên chọn loại có chấu sáng tập trung, không gây lóa tầm nhìn, có thể điều chỉnh góc độ ánh sáng đạt chuẩn. 
  • Chọn đèn chiếu sáng lắp ngoài, không nên trang bị gắn thêm lên thân xe, làm thay đổi kết cấu xe vi phạm luật giao thông.
  • Chọn đèn nên chọn loại chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đèn tiêu hao năng lượng vừa phải, không ảnh hưởng đến acquy.

Hiện nay, thị trường đồ chơi xe máy đa dạng, mang đến những giải pháp phụ kiện mới trang bị cho phương tiện, hỗ trợ người điều khiển xe an toàn hơn. Lưu ý, chọn loại đèn trợ sáng chính hãng, phù hợp với thiết kế xe, cường độ ánh sáng đảm bảo vệ quan sát tốt. Tránh mua đèn trợ sáng kém chất lượng, giá rẻ trôi nổi trên thị trường làm ảnh hưởng đến phương tiện. 

Quy định của pháp luật về vấn đề lắp đèn trợ sáng cho xe máy

Căn cứ Khoản 13 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: 

“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng”.

Nếu bạn lắp thêm đèn trợ sáng cho xe máy thì bạn đã vi phạm luật giao thông và mức xử phạt được quy định như sau:

Điểm e Khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định cụ thể về mức phạt với hành vi này của bạn như sau:

“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;”

Như vậy, hành vi tự ý lắp thêm đèn trợ sáng cho xe máy được xác định là không đúng tiêu chuẩn thiết kế của xe. Do đó, bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Có nên lắp đèn trợ sáng cho xe máy không?
Có nên lắp đèn trợ sáng cho xe máy không?

Ưu điểm của việc gắn đèn trợ sáng

  • Ánh sáng chiếu xa hơn những loại đèn khác.
  • Cường độ phát ra ánh sáng mạnh.
  • Đa số các loại đèn trợ sáng đều phù hợp với tất cả các loại xe máy, xe ô tô,…
  • Được làm từ những vật liệu cao cấp, thiết kế hiện đại chính vì thế sử dụng rất lâu. Đồng thời tuổi thọ của những loại đèn trợ sáng rất cao.
  • Đèn trợ sáng có khả năng tản nhiệt tốt.
  • Giá thành của các loại đèn trợ sáng tương đối hợp với túi tiền người sử dụng.

Bên cạnh những lợi ích của loại đèn trợ sáng mang lại. Chúng lại có những hạn chế cần phải khắc phục giúp cho đèn này hoàn hảo hơn.

Nhược điểm khi sử dụng đèn trợ sáng trong cuộc sống hằng ngày

  • Việc lắp đặt đèn trợ sáng mặc dù giúp ánh sáng tốt hơn. Tuy nhiên chúng gây chói mắt cho người đối diện. Đây là một trong những mối nguy hiểm khi tham gia giao thông.
  • Gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người đối diện nên dễ gây tai nạn giao thông.
  • Nếu sử dụng những loại đèn này không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng. Dẫn đến một số các bộ phận khác của xe bị hư hỏng. Đặc biệt là hệ thống điện xe.
  • Dễ gây cháy nổ khi hoạt động sau quá trình vận hành của đèn.

Việc sử dụng chúng được pháp luật chấp nhận. Tuy nhiên nếu sử dụng sai quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.Đồng thời chúng giúp cho việc đi đường khi về đến trở nên tốt hơn. Nhưng cần phải tùy vào vị trí địa điểm, hoàn cảnh để sử dụng đèn chiếu sáng. Khi sử dụng cần có ý thức trong quá trình sử dụng để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Mỗi một loại thiết bị nào cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Nhưng chỉ cần sử dụng đúng mục đích sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Có nên lắp đèn trợ sáng cho xe máy không?” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; tra mã số thuế cá nhân, hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; LSX là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đèn trợ sáng là gì?

Đèn trợ sáng là sản phẩm làm tăng cường độ sáng, giúp cho ánh sáng chiếu ra được xa và sáng hơn.

Lý do ngày càng nhiều người sử dụng đèn trợ sáng là gì?

Việc chiếu sáng trở nên tốt hơn nhờ sản phẩm được trang bị tầm chiếu sáng lên đến 200m, mở rộng giúp bạn có tầm quan sát rộng hơn. 
Nhiều chiếc đèn zin đã được lắp đặt sẵn trên xe máy, không còn đủ khả năng chiếu sáng tối đa nên khi di chuyển trên những đoạn đường vắng vào buổi tối, pha rộng bị hạn chế tầm nhìn. Vì thế chúng thường sử dụng với mục đích lắp thêm cho xe máy, ô tô… trợ sáng nhằm tăng thêm ánh sáng cho xe.
Ngoài việc tăng tính năng bổ sung ánh sáng cho xe, đèn trợ sáng còn làm cho xế yêu đẹp hơn, thẩm mỹ- độc đáo hơn.

Xử phạt đối với ô tô lắp đèn trợ sáng như thế nào?

Việc tự lắp thêm đèn trợ sáng cho ô tô sẽ bị xử phạt vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện tham gia giao thông được quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 100/2019 như sau:
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe;
Như vậy, lắp đèn trợ sáng tại các vị trí phí trước, phía sau, trên nóc, các bên thành xe ô tô sẽ bị phạt tối đa đến 01 triệu đồng.
Bên cạnh đó, người điều khiển ô tô trong trường hợp này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng (căn cứ điểm a khoản 6 Điều này).
Ngoài ra, theo điểm b khoản 7 Điều này, người lái xe vi phạm lỗi này còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định, khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm