Công ty khấu trừ tiền lương trái quy định bị xử lý như thế nào?

bởi Hương Giang
Công ty khấu trừ tiền lương trái quy định

Có nhiều hình thức xử lý kỷ luật người lao động khác nhau hiện nay, trong đó hình phạt trừ lương khá phổ biến tại các doanh nghiệp nói chung vì hình phạt này mang tính răn đe, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đơn vị sử dụng lao động đều được áp dụng biện pháp này mà phải tuân thủ các nguyên tắc mà pháp luật đề ra. Vậy trong trường hợp công ty khấu trừ tiền lương trái quy định bị xử lý như thế nào? Có được phép kỷ luật người lao động bằng cách trừ lương hay không? Đừng lo lắng, bài viết sau đây của LSX sẽ giải đáp lần lượt từng băn khoăn trên cho quý độc giả. Mời quý độc giả cùng theo dõi nhé.

Công ty được khấu trừ tiền lương của người lao động trong trường hợp nào?

Trong quá trình lao động, đơn vị sử dụng lao động có thể đưa ra nhiều hình thức kỷ luật trong điều lệ công ty nhằm đảm bảo người lao động tuân thủ các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Trong đó, khấu trừ tiền lương là biện pháp mà đa số các doanh nghiệp hiện nay áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Công ty được khấu trừ tiền lương của người lao động trong trường hợp nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Theo Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 quy định trường hợp người sử dụng lao động được phép khấu trừ lương người lao động như sau:

– Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do: 

+ Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản. 

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 Bộ luật Lao động 2019.

Việc khấu trừ lương nhằm thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động đối với các tài sản mà NLĐ làm hư hỏng.

+ Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.

Trường hợp này người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; 

Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; 

Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Theo đó, người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

Lưu ý: Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Công ty khấu trừ tiền lương trái quy định
Công ty khấu trừ tiền lương trái quy định

Công ty khấu trừ tiền lương trái quy định bị xử lý như thế nào?

Vào dịp lễ, trưởng phòng yêu cầu anh A tăng ca đêm nhưng anh A không đồng ý vì anh đã làm dủ số giờ trong tuần. Tuy nhiên, khi đến công ty thì anh A nhận được tin mình sẽ bị trừ lương vì không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Anh A bức xúc không biết liệu trong trường hợp công ty khấu trừ tiền lương trái quy định bị xử lý như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Căn cứ theo khoản 2 và khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương

  1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
    a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
    b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
    c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
    d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
    đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên…
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả
    a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
    b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Theo quy định trên, người sử dụng lao động khi có hành vi khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật thì tùy thuộc vào số lượng người lao động bị vi phạm mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức phạt tiền được quy định nêu trên.

Lưu ý: mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Như vậy đối với trường hợp công ty khấu trừ tiền lương sai cho người lao động có thể bị phạt từ 10 đến 100 triệu đồng. Đồng thời buộc công ty trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Công ty khấu trừ tiền lương trái quy định
Công ty khấu trừ tiền lương trái quy định

Có được phép kỷ luật người lao động bằng cách trừ lương?

Anh B là nhân viên kế toán tại công ty. Tuy nhiên anh B lại lan truyền sổ sách công ty sang cho những cá nhân khác không phải nhân viên công ty, hành vi này bị giám đốc công ty phát hiện nên phạt anh B trừ lương. Anh B băn khoăn không biết liệu trong trường hợp này. liệu căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Có được phép kỷ luật người lao động bằng cách trừ lương hay không, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Căn cứ theo Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỷ luật lao động như sau:

Kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Căn cứ Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động, cụ thể như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Theo quy định trên, người lao động vi phạm nội quy công ty có thể bị áp dụng các hình thức kỷ luật lao động.

Tuy nhiên, hành vi khấu trừ tiền lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động là hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động. Do đó, công ty không được khấu trừ tiền lương người lao động trong trường hợp này.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Công ty khấu trừ tiền lương trái quy định bị xử lý như thế nào?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng thông qua các dịch vụ như Kết hôn với người Nhật Bản. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền xử phạt người sử dụng lao động khi có hành vi khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định không?

Theo quy định, người sử dụng lao động khi có hành vi khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật thuộc phạm vi thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện nhưng do mức xử phạt đối với hành vi này tùy thuộc vào số người vi phạm mà xử phạt với mức tiền khác nhau.
Như vậy, tùy vào số lượng người mà người sử dụng lao động vi phạm thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể sử phạt đối với hành vi khi khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật.

Tự ý trừ lương người lao động, công ty bị xử lý thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, trừ các trường hợp được phép khấu trừ lương nêu tại mục 1, công ty có hành vi tự ý trừ lương người lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động là doanh nghiệp, tổ chức thì hành vi cố ý trừ lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động có thể bị phạt tiền lên đến 80 triệu đồng.
Khoản 4 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP cũng quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động là: Buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho NLĐ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm