Dân quân tự vệ có quyền bắt giữ người không theo quy định?

bởi Hoàng Yến
Dân quân tự vệ có quyền bắt giữ người không theo quy định?

Dân quân tự vệ có thể tham gia vào các hoạt động giám sát, tuần tra, và tuân thủ pháp luật trong cộng đồng. Họ có thể giúp duy trì trật tự công cộng, ngăn chặn và phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, giúp đảm bảo an toàn và an ninh cho cư dân. Vì thế mà dân quân tự vệ có quyền bắt giữ người không theo quy định? Hiểu rõ vấn đề, sau đây LSX sẽ giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp quý đọc giả hiểu rõ trách nhiệm của dân quân tự vệ đối với Tổ quốc và làm sáng tỏ câu trả lời về quyền hạn bắt giữ người của dân quân tự vệ theo luật định hiện hành. Hy vọng bài viết hữu ích với quý đọc giả!

Căn cứ pháp lý

Dân quân tự vệ là gì?

Dân quân tự vệ có thể hiểu là một tổ chức hoặc lực lượng quân sự được hình thành từ người dân trong một cộng đồng, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia nhằm bảo vệ và tự vệ lãnh thổ, dân cư và lợi ích chung của cộng đồng đó. Dân quân tự vệ thường được tổ chức và hoạt động dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của chính phủ. Với góc độ pháp lý thì dân quân tự vệ là gì? LSX cung cấp nội dung luật định đến quý đọc giả thế nào là dân quân tự vệ.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về giải thích từ ngữ như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.”

Theo đó, dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân và được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về thành phần dân quân tự vệ bao gồm:

– Dân quân tự vệ tại chỗ.

– Dân quân tự vệ cơ động.

– Dân quân thường trực.

– Dân quân tự vệ biển.

– Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế.

Nhiệm vụ của dân quân tự vệ là gì?

Dân quân tự vệ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh và tự vệ của cộng đồng, quốc gia. Họ có thể đảm bảo an toàn cho dân cư, bảo vệ lãnh thổ khỏi các mối đe dọa ngoại xâm và xâm lược. Giúp gắn kết với cộng đồng và tạo ra sự đoàn kết xã hội. Họ thường được hình thành từ người dân trong cùng một khu vực, cùng chung mục tiêu và lợi ích. Việc tham gia vào dân quân tự vệ giúp tăng cường tinh thần yêu nước, tình đồng đội và sẵn lòng hy sinh cho cộng đồng. Vậy cụ thể nhiệm vụ của dân quân tự vệ là gì?

Nhiệm vụ của Dân quân tự vệ bao gồm:

– Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.

– Phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.

– Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.

– Phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.

– Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

(Điều 5 Luật Dân quân tự vệ 2019)

Dân quân tự vệ có quyền bắt giữ người không theo quy định?

Dân quân tự vệ có quyền bắt giữ người không theo quy định?

Dân quân tự vệ có quyền bắt giữ người không theo quy định?

Quyền bắt giữ người là quyền của các cơ quan thực thi pháp luật hoặc những người được ủy quyền để tạm giữ một người mà có nghi vấn hoặc chứng cứ cho thấy họ đã hoặc đang tiến hành hành vi vi phạm pháp luật. Quyền bắt giữ người cho phép cơ quan thực thi pháp luật tiến hành các biện pháp nhằm kiểm soát, hạn chế tự do và bảo quản người nghi phạm để đảm bảo an toàn công cộng, thu thập chứng cứ và tiến hành quá trình xét xử. Vậy quyền bắt giữ người có thuộc quyền hạn của dân quân tự vệ không? LSX sẽ giải đáp thắc mắc thông qua nội dung dưới đây như sau:

Biện pháp ngăn chặn được hiểu là các biện pháp mang tính chất cưỡng chế về mặt tố tụng áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, để ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ trong xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Trong các biện pháp ngăn chặn có bao gồm cả việc bắt người.

Các trường hợp Dân quân tự vệ được bắt người bao gồm:

1. Các đối tượng có hành vi trực tiếp cản trở nghiêm trọng tới việc thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng Dân quân tự vệ được quy định tại điều 5, Luật Dân quân tự vệ 2019.

2. Các đối tượng gây rối, phá hoại, tấn công,… các mục tiêu, công trình, trụ sở của lực lượng Dân quân tự vệ được giao nhiệm vụ bảo vệ, canh giữ, canh phòng.

Ngoài ra, Dân quân tự vệ còn được phép bắt người đối với các trường hợp:

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

Điều 111. Bắt người phạm tội quả tang

1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Điều 112. Bắt người đang bị truy nã

1. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Khi bắt người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Như vậy, nếu các đối tượng vi phạm những điều nêu trên thì Dân quân tự vệ được phép bắt người sau đó bàn giao cho cơ quan chức năng để xử lý. Tuyệt đối không được giữ người – Đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Nguyên tắc thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ phải theo mệnh lệnh người chỉ huy, có kế hoạch đã được phê duyệt, khi phát hiện các tình huống phải kịp thời báo cáo để xin ý kiến chỉ đạo. Không được tự ý hành động khi chưa có những biện pháp bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng của nhân dân và bản thân người thực hiện.

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của dân quân tự vệ

Mục đích chính của dân quân tự vệ là bảo vệ an ninh và tự vệ của cộng đồng hoặc quốc gia. Họ thực hiện các hoạt động nhằm ngăn chặn, đối phó và phòng ngự trước các mối đe dọa an ninh, bảo vệ lãnh thổ, và đảm bảo an toàn cho dân cư. Dân quân tự vệ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng phản ứng và ứng phó nhanh chóng trong các tình huống khẩn cấp như thiên tai, tấn công khủng bố, hay tình hình bất ổn. Họ có thể tham gia vào hoạt động cứu hộ, cứu nạn, và hỗ trợ địa phương trong việc khắc phục hậu quả của các sự cố. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ban hành các chính sách trong đó dân quân tự vệ có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, hoạt động, cụ thể được quy định tại Điều 4 Luật Dân quân tự vệ 2019:

” Điều 4. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ

1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.

2. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.

3. Xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.”

Nguyên tắc hoạt động và tổ chức của lực lượng dân quân tự vệ được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ. Nguyên tắc, tổ chức hoạt động của Dân quân tự vệ được đặt trực tiếp dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp đảnh ủy, chính quyền địa phương; người đứng đầu cơ quan, tổ chức; dưới sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ quốc phòng; dưới sự chỉ huy của Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy quân đội.

– Cũng như những lực lượng khác, lực lượng dân quân tự vệ hoạt động phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các điều ước quốc tế mà Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là thành viên; ngoài ra, lực lượng dân quân tự vệ hoạt động dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Dân quân tự vệ có quyền bắt giữ người không theo quy định?. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý như tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp mẫu 03/tndn cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Độ tuổi tham gia Dân quân tự vệ bao nhiêu?

Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ bao lâu?

 Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm;
– Dân quân thường trực là 02 năm.
Kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ:
– Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi trên.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.

Trường hợp nào tạm hoãn, miễn đi Dân quân tự vệ?

* Công dân được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ:
Các trường hợp được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự về được quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ 2019 như sau:
– Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
– Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ;
– Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;
– Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân;
– Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
– Lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận;
– Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
– Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.
* Công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ:
Cụ thể tại khoản 2 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ 2019các trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ sau đây:
– Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ;
– Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên;
– Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Người làm công tác cơ yếu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm