Đặt cọc là gì?

bởi Luật Sư X

Hiện nay, để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của một bên, đặc biệt là trong quan hệ tài sản thì có rất nhiều biện pháp được pháp luật dân sự đưa ra, trong đó có đặt cọc. Vậy đặt cọc là gì? Để hiểu rõ vấn đề này mời mọi người cung tham khảo bài viết sau của Luật sư X nhé! 

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

1. Định nghĩa, giải thích

Đặt cọc là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định Bộ luật dân sự 2015, bên cạnh các biện pháp:

Cầm cố tài sản

Thế chấp tài sản

 Ký cược

 Ký quỹ

 Bảo lưu quyền sở hữu

 Bảo lãnh

Tín chấp

Cầm giữ tài sản.

Đặt cọc được định nghĩa như sau tại Điều 328 Bộ luật tố tụng dân sự:

“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”

Dễ thấy, đặt cọc là việc đưa trước cho bên kia một khoản thường là tiền để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Hậu quả pháp lý của đặt cọc

Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, vậy nếu nghĩa vụ được thực hiện hoặc chưa được thực hiện thì sẽ có hậu quả gì xảy ra với số tiền đặt cọc.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự: 

  • Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
  • Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
  • Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, Bộ luật dân sự 2015 đã nói rõ hậu quả gì sẽ xảy ra với số tiền đặt cọc nếu hợp đồng được giao kết hay không được giao kết.

3. Những vướng mắc trong biện pháp đặt cọc

Khoản 2 Điều 328 về “Đặt cọc”, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.

Đoạn văn viết như trên có thể hiểu là, trường hợp “bên nhận đặt cọc” vi phạm, thì phải trả lại gấp 2 lần số tiền đặt cọc, nếu không có thỏa thuận. Còn nếu có thỏa thuận thì có thể phải trả lại ít hoặc nhiều lần hơn số tiền đặt cọc. Tuy nhiên điều tương tự có được áp dụng đối với trường hợp “bên đặt đọc” vi phạm hay không, hay chỉ có một cách duy nhất là “tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc”? Với cách viết “trừ trường hợp có thoả thuận khác” như trên, thì không biết có “trừ” đối với cả hai trường hợp, hay chỉ trừ đối với trường hợp sau?

Điều này tạo nên sự mơ hồ, chưa rõ ràng khiến người đọc có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau và gây khó khăn trong quá trình xét xử.

Tóm lại:

Việc đặt cọc có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc giao kết hợp đồng, có thể chỉ mang mục đích bảo đảm việc thực hiện hợp đồng nhưng cũng có thể mang cả hai mục đích đó. Thỏa thuận đặt cọc phải được lập thành văn bản, nếu hai bên chỉ thỏa thuận miệng thì thỏa thuận đó không có giá trị pháp lý. Tùy vào đối tượng của hợp đồng đặt cọc mà pháp luật quy định việc có bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay không.

Thỏa thuận đặt cọc có thể được lập thành một văn bản riêng hoặc được ghi nhận bằng một điều khoản trong hợp đồng. Đối với đặt cọc nhằm giao kết hợp đồng thì việc đặt cọc phải được thể hiện bằng văn bản riêng vì tại thời điểm giao kết thỏa thuận đặt cọc thì hợp đồng chưa được hình thành.

Đối với việc xử lý tài sản, thông thường có hai phương án xử lý là xử lý theo thỏa thuận giữa hai bên và nếu không có thỏa thuận thì xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đặt cọc là gì?”

Hi vọng bài viết trên hữu ích với mọi người!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay.

 

 

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm