Để trẻ em được tiếp tục đi học có phải là trách nhiệm của người nhận nuôi dưỡng?

bởi Đinh Tùng
Để trẻ em được tiếp tục đi học có phải là trách nhiệm của người nhận nuôi dưỡng?

Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Lương Thị B, bản thân tôi là một người rất yêu thương các em nhỏ, tôi có biết được hoàn cảnh của một bạn nữ 13 tuổi và hiện tại em đang là đối tượng được nhận nuôi dưỡng. Tôi có một thắc mắc mong luật sư giải đáp là sau khi em được nhận nuôi dưỡng rồi thì người nhận nuôi dưỡng có trách nhiệm cho em này đến trường đi học không?. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Để trẻ em được tiếp tục đi học có phải là trách nhiệm của người nhận nuôi dưỡng?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề pháp luật xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Để trẻ em được tiếp tục đi học có phải là trách nhiệm của người nhận nuôi dưỡng hay không?

Theo Khoản 3 Điều 22 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;

b) Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;

c) Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;

d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 16 Luật trẻ em 2016 có quy định quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu như sau:

1. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

Như vậy, để trẻ em được tiếp tục đến trường là trách nhiệm của người nhận nuôi dưỡng. Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, giáo dục và học tập là quyền cơ bản của trẻ em nên bậc người lớn phải đảm bảo được điều kiện để trẻ em được đến trường.

Người nhận nuôi dưỡng bắt ép trẻ em bỏ học thì phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 26 Nghị định 130/2021/NĐ-CP vi phạm quy định về quyền được giáo dục của trẻ em được quy định:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em;

b) Cố ý không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật;

c) Không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc đi học của trẻ em.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc chịu mọi chi phí để mua sách, vở, đồ dùng học tập cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này.

Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền:

2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.

Do đó, người nhận nuôi dưỡng hoặc bất cứ người nào có hành vi bắt ép trẻ em bỏ học thì sẽ bị phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Để trẻ em được tiếp tục đi học có phải là trách nhiệm của người nhận nuôi dưỡng?
Để trẻ em được tiếp tục đi học có phải là trách nhiệm của người nhận nuôi dưỡng?

Quyền và nghĩa vụ của người nuôi dưỡng là cha mẹ đối với con cái.

Theo quy định tại các Điều 69, 71, 72 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ có các nghĩa vụ và quyền sau đây:

Quyền của cha mẹ đối với con cái:

+ Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm mục đích để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

+ Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.

+ Những tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự sẽ do cha mẹ trực tiếp quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

+ Trong trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

+ Đối với con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.

Nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái:

+ Cha mẹ phải có nghĩa vụ thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

+ Cha mẹ phải có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

+ Cha mẹ là người giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

+ Cha mẹ có nghĩa vụ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

+ Cha và mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

+ Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập.

+ Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.

+ Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.

+ Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.

+ Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.

+ Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.

+ Cha, mẹ phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của con.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, tại các Điều 69, 71, 72 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái lại một lần nữa pháp luật khẳng định các chủ thể là cha mẹ phải có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Để trẻ em được tiếp tục đi học có phải là trách nhiệm của người nhận nuôi dưỡng?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, đăng ký phát hành hóa đơn điện tử lần đầu, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Bố dượng, mẹ kế có được quyền quyết định hôn nhân của con?

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì:
Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Đồng thời, Điểm b Khoản 1 Điều 8 Luật này cũng khẳng định: Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
Như vậy, theo quy định này, bố dượng, mẹ kế, bố mẹ ruột hay bất kỳ ai khác cũng đều không có quyền quyết định hôn nhân của con cái. Do đó, nếu đáp ứng điều kiện kết hôn theo quy định thì hai bên nam nữ hoàn toàn được quyền tự quyết định chuyện hôn nhân của mình.

Anh em có phải chăm sóc, nuôi dưỡng nhau không?

Căn cứ theo Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của anh, chị, em như sau:
Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
Theo quy định nêu trên thì việc anh, em trong gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng nhau vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm