Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực khi nào?

bởi PhamThanhThuy
Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực khi nào?

Chào Luật sư, tôi và vợ tôi có lập di chúc chung để định đoạt phần tài sản. Chúng tôi có 3 con chung và quyết định sẽ chia đều cho các con. Tuy nhiên sau khi suy nghĩ kỹ lại, vợ chồng tôi muốn để lại phần nhà cho con trai út để sau này thờ cúng tổ tiên. Vậy chúng tôi có thể hủy bỏ di chúc cũ để lập lại một di chúc mới hay không? Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực khi nào? Mong Luật sư tư vấn vấn đề trên giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của LSX. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Vợ chồng có được lập di chúc chung hay không?

Bộ luật Dân sự 2015, quy định về lập di chúc chung của vợ chồng đã không còn được đề cập đến. Mà quy định về việc lập di chúc như sau, căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015:

Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Và ngoài ra hiện nay pháp luật về dân sự không có quy định nào cấm vợ chồng lập di chúc chung. Do đó, việc lập di chúc chung hay riêng của vợ và chồng tùy thuộc vào ý chí của mỗi cá nhân.

Như vậy, vợ chồng vẫn có thể lập di chúc chung. Bản di chúc này vẫn có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn các điều kiện tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015:

Di chúc hợp pháp

  1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
  2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
  5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực khi nào?
Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực khi nào?

Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực khi nào?

Hiệu lực của di chúc

  1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
  2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
    a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
    b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
    Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
  3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
  4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
  5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
    Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết, căn cứ khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, hiện nay pháp luật quy định di chúc chung của vợ chồng sẽ có hiệu lực một phần khi một trong hai bên mất. Phần di chúc có hiệu lực là phần di chúc liên quan đến di sản của người đã chết. Còn phần di chúc còn lại chưa phát sinh hiệu lực. Trường hợp cả hai cùng chết, di chúc sẽ có hiệu lực toàn bộ.

Di chúc chung của vợ chồng có bị hủy bỏ được hay không?

Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc, nhưng không đề cập cụ thể đến trường hợp di chúc chung của vợ chồng, cụ thể như sau:

Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

  1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
  2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
  3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
    Theo đó, trường hợp vợ hoặc chồng lập di chúc chung đã chết, người còn sống vẫn có thể sửa đổi di chúc đó. Tuy nhiên, người này chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đối với phần tài sản của mình mà không có quyền thay đổi phần di chúc cũng người đã chết.

Thực hiện di chúc chung vợ chồng khi một người sống như thế nào?

Bố mẹ bạn đã lập di chúc chung vợ chồng để định đoạt tài sản chung. Theo quy định tại Ðiều 668 Bộ luật dân sự về hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng thì: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”. Như vậy, đến nay, bố bạn đã chết nhưng mẹ bạn vẫn còn sống nên di chúc chung vợ chồng do bố mẹ bạn lập chưa có hiệu lực pháp luật. Gia đình bạn chưa thể phân chia di sản thừa kế theo nội dung di chúc này.

Mẹ bạn có mong muốn thực hiện luôn di chúc chung đã lập với bố bạn nhưng di chúc chưa có hiệu lực nên chưa thể thực hiện được. Hiện nay, mẹ bạn có thể sửa đổi, bổ sung di chúc nhưng chỉ được sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình; mà không thể sửa đổi, bổ sung di chúc đối với toàn bộ tài sản chung vợ chồng (theo Điều 664 Bộ luật dân sự).

Cũng theo Điều 664 Bộ luật dân sự, vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, do bố bạn đã chết nên mẹ bạn cũng không có quyền hủy bỏ di chúc đó. Hướng dẫn của phòng tư pháp về việc hủy bỏ di chúc trước khi thực hiện việc sang tên là không phù hợp quy định của pháp luật.

Vậy, để thực hiện đúng nội dung và nguyện vọng của bố mẹ bạn theo di chúc thì gia đình bạn phải đợi đến khi di chúc có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực khi nào chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực khi nào?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến hồ sơ giải thể công ty tnhh 1 thành viên Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Việc thừa nhận di chúc chung vợ chồng xuất phát từ ý nghĩa gì?

Việc thừa nhận di chúc chung vợ chồng xuất phát từ tính ưu việt của nó trong việc duy trì tính thống nhất trong khối tài sản chung, thông qua quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc bắt đầu kể từ khi “bên sau cùng chết hoặc tại thời điểm hai vợ chồng cùng chết”. Theo đó, trong thời gian này, người còn sống được bảo vệ khá tốt trong khối tài sản chung cho đến khi họ qua đời, tránh tình trạng cuộc sống của người còn lại bị gián đoạn.

 Di chúc chung vợ chồng được lập sau thời điểm BLDS 2015 có hiệu lực thì có được pháp luật ghi nhận hay không?

Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thoả thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự; trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng (Điều 6 BLDS 2015)

Ý nghĩa của di chúc được thể hiện như thế nào?

Di chúc được định nghĩa “là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 624 BLDS 2015); ngoài ra, di chúc còn được ghi nhận là một dạng giao dịch dân sự, trên cơ sở Điều 116 BLDS 2015, “giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm