Điều kiện kinh doanh bất động sản năm 2023

bởi Minh Trang
Điều kiện kinh doanh bất động sản

Xin chào Luật sư. Tôi có một người chị gái ruột đang có dự định tham gia vào lĩnh vực bất động sản nhưng hiện tại chị của tôi vẫn chưa hiểu rõ các quy định, các điều khoản của Luật Kinh doanh bất động sản, bao gồm cả các nội dung về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản được làm. Vậy cho tôi hỏi điều kiện kinh doanh bất động sản là gì?

Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết “Điều kiện kinh doanh bất động sản” dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

Khái quát các quy định về kinh doanh bất động sản

Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.

1. Nguyên tắc kinh doanh bất động sản

– Bình đẳng trước pháp luật; tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thông qua hợp đồng, không trái quy định của pháp luật.

– Bất động sản đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật này.

– Kinh doanh bất động sản phải trung thực, công khai, minh bạch.

– Tổ chức, cá nhân có quyền kinh doanh bất động sản tại khu vực ngoài phạm vi bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Các loại bất động sản đưa vào kinh doanh

Các loại bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật này (sau đây gọi là bất động sản) bao gồm:

– Nhà, công trình xây dựng có sẵn của các tổ chức, cá nhân;

– Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân;

– Nhà, công trình xây dựng là tài sản công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào kinh doanh;

– Các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được phép kinh doanh quyền sử dụng đất.

3. Các hành vi bị cấm trong kinh doanh bất động sản

– Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định.

– Quyết định việc đầu tư dự án bất động sản không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản.

– Gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản.

– Huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân và tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích theo cam kết.

– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

– Cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định của Luật này.

– Thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.

Điều kiện kinh doanh bất động sản
Điều kiện kinh doanh bất động sản

Điều kiện kinh doanh bất động sản

Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải có các điều kiện sau đây:

– Phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản;

– Phải công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, tại trụ sở Ban Quản lý dự án (đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản), tại sàn giao dịch bất động sản (đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản) các thông tin về doanh nghiệp (bao gồm tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên lạc, tên người đại diện theo pháp luật);

Thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Luật Kinh doanh bất động sản;

Thông tin về việc thế chấp nhà, công trình xây dựng, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh (nếu có);

Thông tin về số lượng, loại sản phẩm bất động sản được kinh doanh, số lượng, loại sản phẩm bất động sản đã bán, chuyển nhượng, cho thuê mua và số lượng, loại sản phẩm còn lại đang tiếp tục kinh doanh.

Lưu ý: Các thông tin đã công khai quy định tại Điểm này sau đó có thay đổi phải được cập nhật kịp thời ngay sau khi có thay đổi.

Theo đó, chỉ kinh doanh các bất động sản có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9, Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản.

Đối với trường hợp nhà đầu tư được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án bất động sản theo quy định của pháp luật thì:

– Nhà đầu tư phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên.

Khi thực hiện kinh doanh bất động sản thì chủ đầu tư dự án phải đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này (điều kiện tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải có ở trên).

– Việc xác định vốn chủ sở hữu được căn cứ vào kết quả báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc kết quả báo cáo kiểm toán độc lập của doanh nghiệp đang hoạt động (được thực hiện trong năm hoặc năm trước liền kề);

Trường hợp là doanh nghiệp mới thành lập thì xác định vốn chủ sở hữu theo vốn điều lệ thực tế đã góp theo quy định của pháp luật.

Nghị định 02/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01.3.2022 và thay thế Nghị định 76/2015/NĐ-CP.

Cách lựa chọn thông tin để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh

Việc lựa chọn thông tin cần đăng ký trên giấy phép kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của bạn. Do vậy bạn nên cân nhắc theo hướng sau:

– Xác định quy mô kinh doanh để lựa chọn mức vốn phù hợp. Cá nhân là người Việt Nam được góp vốn bằng tiền mặt nên chứng minh hoàn thành nghĩa vụ góp vốn không khó, tuy nhiên không phải vì thế mà mình đăng ký vốn lớn bởi sẽ phải chịu trách nhiệm lớn, mà đăng ký vốn nhỏ quá thì đối tác đánh giá thiếu năng lực. Một mức vốn được cho là; phù hợp với kế hoạch kinh doanh là tổng số tiền cần chi phí trong một tháng, một quý hoặc giá trị hợp đồng lớn nhất mà công ty sẽ giao kết. Bạn nên lựa chọn mức cao nhất của hai cách tính trên;

– Xác định nội dung hoạt động kinh doanh chủ đạo để từ đó định hướng đăng ký các ngành nghề liên quan đồng thời đặt tên doanh nghiệp theo lĩnh vực đó. Bước xác định thương hiệu này rất quan trọng giúp cho kế hoạch kinh doanh của bạn ổn định, lâu dài;

– Xác định mô hình hoạt động kinh doanh; và tối ưu nhất để từ đó bổ nhiệm các chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức đồng thời xây dựng quy chế hoạt động của các phòng ban theo quy định hiện hành;

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Điều kiện kinh doanh bất động sản” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Hợp đồng chuyển giao công nghệ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên thành lập doanh nghiệp bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 29 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về đăng ký người thành lập doanh nghiệp như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký thành lập doanh nghiệp mà theo quy định của pháp luật không có quyền thành lập doanh nghiệp;
b) Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty cổ phần và công ty hợp danh đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
b) Buộc thay đổi thành viên đối với tổ chức, cá nhân góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Kinh doanh bất động sản có bắt buộc thành lập doanh nghiệp?

Tại Điều 5 Nghị định 02/2022/NĐ-CP về tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên, cụ thể như sau:
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật Kinh doanh bất động sản không bắt buộc phải có các điều kiện quy định tại Điều 4 của Nghị định này bao gồm:
1. Cơ quan, tổ chức thực hiện bán nhà, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do phá sản, giải thể, chia tách theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức thực hiện bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản là tài sản công theo quy định của pháp luật.

Kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển có cần thành lập doanh nghiệp?

Tại Điều 13 Nghị định 160/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, như sau:
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu lai dắt; tàu lai dắt phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.Tại Điều 13 Nghị định 160/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 3 Nghị định 147/2018/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, như sau:
1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
2. Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu lai dắt; tàu lai dắt phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm